Bé có thể phát triển ngôn ngữ tốt nhất trong thời điểm những năm đầu đời. Ở giai đoạn tuổi này, bé sẽ tiếp thu và học hỏi ngôn ngữ từ xung quanh một cách nhanh chóng hơn. Có thể nói đó là nền tảng để bé có thể phát triển toàn diện nhất về trí tuệ. Bài viết dưới đây của Học viện Anh ngữ Enspire sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu về từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ và bật mí cho ba mẹ những cách thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho con.

Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ cần nắm rõ

Theo các chuyên gia, thời điểm 6 năm đầu đời là thời điểm vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đều có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là những cột mốc trong phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Sự phát triển ngôn ngữ khi ở trong bụng mẹ

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trẻ bắt đầu có những nhận thức ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ, khi bộ não của trẻ hoạt động vào những ngày cuối thai kỳ. Khi mẹ bầu cho thai nhi tiếp xúc và làm quen với các âm thanh như nhịp tim, âm nhạc, lời nói của ba mẹ,… trẻ sẽ tiếp thu những đặc trưng của âm thanh về nhịp điệu, cao độ và độ dài của âm thanh.

giai-doan-phat-trien-ngon-ngu-cua-tre
Ngay từ khi trong bụng mẹ bé đã có thể nghe những âm thanh và bắt đầu có sự nhận thức về ngôn ngữ

Sự phát triển ngôn ngữ từ 0 – 3 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ tiếp theo là giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi. Khi ở giai đoạn khoảng 0 tháng tuổi, thính giác của trẻ chưa phát triển toàn diện nhưng trẻ đã có thể có những phản ứng bằng những âm thanh nhỏ. Đến khoảng những tháng thứ 2, trẻ sẽ phát ra những âm thanh nhỏ ọ ẹ. Vào tháng thứ 3, bé có thể biết hướng đầu đến nơi có âm thanh phát ra và có sự hào hứng với những âm thanh quen thuộc.

Khi đó, bé bắt đầu biết nghe ngóng những âm thanh ở xung quanh và có sự phản ứng với những âm thanh lạ lẫm hoặc quá to. Bé cũng có thể bật cười khi được tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Sự phát triển ngôn ngữ từ 3 – 6 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, bé sẽ bắt đầu biết phát ra các âm thanh ê a, bé cũng biết sử dụng cao độ của giọng nói một cách tự nhiên. Khi bước vào tháng thứ 4, bé sẽ biết tập trung quan sát những hành động, những cử chỉ miệng của ba mẹ khi nói chuyện với bé. Đến những tháng thứ 5, bé biết tự phát ra những âm thanh khi được tiếp xúc với động vật hoặc với mọi người. Khi trẻ đến tháng thứ 6, bé biết phản ứng và hướng sang những nơi phát ra âm thanh.

Khám phá từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để ba mẹ giúp con phát triển tốt 1
Bé 3 – 6 tháng tuổi có những sự phát triển về ngôn ngữ

Sự phát triển ngôn ngữ từ 6 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi là một trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mà khi đó trẻ đã có được những thành tựu rõ ràng về khả năng ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, khả năng nghe và phát âm của bé có sự thay đổi rõ rệt. Trẻ có thể nói được những từ ngữ đơn giản như mama, papa,…. Bên cạnh đó, bé có thể hiểu được nghĩa và có các phản ứng với nhiều từ ngữ như bà, mẹ, thơm, hôn,…Đồng thời, khi bé ở giai đoạn tuổi này đã có nhận thức về sự phản ứng phù hợp với lời nói của mọi người xung quanh.

Cuối giai đoạn tuổi này, bé có thể biểu đạt suy nghĩ của mình bằng cách phát ra những âm thanh bập bẹ. Khi trẻ bắt đầu nói được những từ ngữ đơn giản, điều đó cho thấy trẻ đã bắt đầu biết kết hợp giữa cử chỉ và ngôn ngữ để thực hiện các yêu cầu cơ bản.

Sự phát triển ngôn ngữ từ 12 – 18 tháng tuổi

Khi giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 1 tuổi, hầu hết bé có thể bắt đầu sử dụng tiếng mẹ đẻ để nói những từ đầu tiên. Từ giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giao tiếp. Đến khi 18 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng nhận diện các sự vật, hiện tượng và hành động xung quanh. Đây là thời kỳ bùng nổ, khi trẻ có thể hiểu và phản ứng với các hành động và mệnh lệnh quen thuộc.

Khám phá từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để ba mẹ giúp con phát triển tốt 2
Sự phát triển ngôn ngữ của bé từ 12 – 18 tháng tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ từ 18 – 24 tháng tuổi

Khi đến giai đoạn này của giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, bé có thể tự phân biệt được những đồ vật quen và những người quen thuộc trong gia đình. Bé đã biết lắng nghe một cách chi tiết hơn những cuộc hội thoại của người lớn và có thể bắt chước những từ ngữ nghe được. Ở độ tuổi này, bé biết nghe lời những mệnh lệnh và lời chỉ dẫn đơn giản mà ba mẹ nói.

Sự phát triển ngôn ngữ từ 24 – 36 tháng tuổi

Trong những năm hai tuổi, đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mạnh mẽ. Cá tính của trẻ cũng trở nên rõ ràng hơn. Trong thời kỳ này, trẻ học từ mới rất nhanh chóng và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ vượt bậc, khiến cha mẹ bất ngờ. Đến ba tuổi, trẻ có thể hiểu và sử dụng nhiều từ vựng, nói được những câu dài khoảng năm đến sáu từ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Sự phát triển ngôn ngữ từ 3 – 6 tuổi

Giai đoạn 3 – tuổi là thời điểm ngôn ngữ của trẻ được phát huy mạnh mẽ nhất trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi đó, trẻ có thể gặp một số lỗi trong cách phát âm, cách sử dụng ngữ pháp, cách dùng các từ ngữ. Khi bé đến 5 tuổi, bé sẽ có kho từ vựng khoảng 5.000 từ. Một số bé sẽ có thể bị nói ngọng khiến người lạ khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của câu trẻ nói.

Cách để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Cha mẹ cần hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ để có thể hỗ trợ con một cách hiệu quả nhất.

  • Đọc sách cùng con: Đọc sách cho trẻ nghe là một cách hiệu quả để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Thông qua việc này, trẻ sẽ làm quen với âm thanh, học từ mới và trở nên hào hứng hơn với giao tiếp. Cha mẹ nên chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ, có nhiều hình ảnh để giúp trẻ dễ hình dung và kích thích khả năng tưởng tượng.
  • Trò chuyện cùng con: Cách hiệu quả nhất để con phát triển ngôn ngữ tốt là ba mẹ cần trò chuyện với con thường xuyên. Có thể bé sẽ chưa hiểu hết ý nghĩa của những điều ba mẹ truyền tải, nhưng bé có thể cảm nhận được thông điệp ba mẹ muốn bé hiểu.
  • Đưa con đến những nơi có đông người: Ba mẹ hãy dẫn bé đi chơi ở nơi có nhiều người như công viên, các khu vui chơi,…để thúc đẩy khả năng giao tiếp của con. Bên cạnh đó con cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi.
  • Dạy con hát: Những bài hát có giai điệu vui tươi, lời hát dễ hiểu sẽ là một cách tiếp cận tốt với trẻ đang tập nói. Ba mẹ có thể sáng tác một số động tác nhảy vui vẻ để bé thêm hào hứng khi nghe những bài nhạc. Ba mẹ có thể tham khảo về Âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Khám phá từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để ba mẹ giúp con phát triển tốt 3
Cần có những phương pháp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Lời kết

Bài viết trên đây là chi tiết về những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ hãy chú trọng phát triển ngôn ngữ cho con ở 6 năm đầu đời bởi đây là giai đoạn quan trọng để có thể giúp con phát triển toàn diện về trí tuệ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích khi ba mẹ muốn tìm hiểu về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ


Warning: Undefined variable $meta_text in /home/enspire/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/content-single.php on line 59
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments