Vận dụng các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Hoạt động phát triển này nên áp dụng cả ở trường lớp và ở tại gia đình hàng ngày. Cùng Học viện Anh ngữ Enspire tìm hiểu chi tiết các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo qua bài viết dưới đây.
Các đặc điểm trong tư duy của trẻ mẫu giáo
Giai đoạn 1-3 tuổi
Giai đoạn vàng trong quá trình nhận thức là giai đoạn trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi. Giai đoạn này trí não và thể trạng của bé đang dần phát triển. Vậy nên, trẻ thường có xu hướng tương tác với các hiện tượng, sự vật xung quanh mình. Bé muốn được thử sức làm muốn được làm theo ý mình. Trong quá trình hành động, trẻ thường có lỗi sai, nhưng từ đó sẽ có được kinh nghiệp và điều chỉnh để phù hợp. Giai đoạn này tư duy được gọi là trực quan – hành động.
Giai đoạn 3-6 tuổi
Đây là giai đoạn lớn hơn trong độ tuổi mẫu giáo, với nền tảng có từ giai đoạn độ tuổi trước, trẻ sẽ có tư duy mạch lạc, rõ ràng. Thời điểm này phụ huynh và các thầy cô giáo cần có sự chú ý quan tâm đến trẻ hơn trước. Ở độ tuổi này trẻ sẽ có những ghi nhớ về tính chất của các sự việc, sự vật trong não bộ. Trẻ cũng sẽ có những quan sát tập trung, kỹ lưỡng hơn. Quá trình thu nạp hình ảnh hình dáng và màu sắc,… sẽ thường xuyên hơn. Từ đó, trẻ sẽ nhanh chóng chuyển từ tư duy hành động sang hình tượng.
Việc nắm rõ đặc điểm tư duy của từng giai đoạn tuổi, sẽ giúp phụ huynh và các thầy cô giáo đưa ra các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo hiệu quả.
5 biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo
Có rất nhiều các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo, mỗi thầy cô hoặc phụ huynh nên chắt lọc, lựa chọn phương pháp phù hợp với giảng dạy và nuôi dưỡng trẻ để áp dụng. Các biện pháp có thể tham khảo như sau:
Khuyến khích trẻ rèn tư duy phản biện
Một trong những biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo là rèn luyện tư duy phản biện. Kỹ năng này buộc trẻ phải có sự tìm hiểu, quan sát và ghi nhận các thông tin thật rõ ràng, chi tiết về sự vật, sự việc. Ba mẹ và các thầy cô giáo có thể tham khảo các cách rèn luyện tư duy phản biện như: đặt câu hỏi cho bé, giúp bé liệt kê các thông tin, tạo điều kiện cho bé được nêu ý kiến của bản thân, rèn cho bé kỹ năng quan sát, nhìn nhận, giúp bé thử và trải nghiệm các điều mới,…
Ba mẹ tham tham khảo bài viết kỹ năng chào hỏi cho trẻ 3-4 tuổi
Cho trẻ tự do tìm hiểu thế giới xung quanh
Khuyến khích trẻ tự do tìm hiểu thế giới xung quanh cũng là một trong những biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo. Bởi trẻ sẽ nhớ kỹ và lâu hơn qua những trải nghiệm của bản thân. Cùng với đó, khi tiếp nhận thông tin qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ dễ hiểu dễ nắm bắt hơn so với kiến thức trên lý thuyết.
Có thể sắp đặt môi trường học tập này tại nhà hoặc ở trường học. Hoặc ba mẹ và thầy cô có thể lựa chọn các môi trường phù hợp để rèn luyện hướng dẫn trẻ. Ví dụ như, ba mẹ dẫn bé đi siêu thị để tìm hỏi, về các loại đồ ăn thức uống, hoặc dẫn bé đến các công viên để tìm hiểu về các loài động vật, cây cỏ hoa lá,….
Sử dụng các trò chơi giáo dục để phát triển tư duy cho trẻ
Sử dụng các trò chơi giáo dục cũng là một trong những biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo hiệu quả, giúp trẻ phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề. Phụ huynh và thầy cô tham khảo các trò chơi như xếp hình, hoặc các trò chơi liên quan đến logic để buộc trẻ phải có những suy nghĩ về tính hệ thống, tính logic để giải quyết các vấn đề đó.
Phụ huynh và các thầy cô có thể tham khảo các trò chơi giáo giục liên quan đến toán học cơ bản như hình học, số học, và đối tượng học. Việc sử dụng trò chơi sẽ khiến trẻ hào hứng hơn khi làm quen với các khái niệm. Đó cũng sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho kỹ năng toán học trong tương lai.
Các trò chơi giáo dục thường đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cao độ. Mục đích của các trò chơi này là giải quyết các vấn đề phức tạp, từ đó trẻ sẽ được thử nghiệm và thay đổi cách tiếp cận để tìm được giải pháp. Chính những điều này sẽ thúc đẩy trẻ mẫu giáo phát triển tư duy, sự kiên trì và sự kiểm soát.
Phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo qua kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích là một kỹ năng góp phần hoàn thiện việc phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo. Để bé có thêm nhiều thông tin chi tiết, cần phân tích sự vật, sự việc dưới nhiều góc nhìn. Từ đó trẻ sẽ có thể tự đưa ra những nhận định của mình. Kỹ năng phân tích sẽ giúp trẻ thỏa sức sáng tạo không bị dập khuôn suy nghĩ.
Dùng kỹ năng đánh giá để giúp trẻ mẫu giáo phát triển tư duy
Phụ huynh và các thầy cô giáo nên sử dụng biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo bằng cách dùng kỹ năng đánh giá. Hãy thực hiện phương pháp này trước, trong hoặc sau khi thực hiện một việc nào đó. Bé sẽ được học cách đánh giá tiềm năng trước khi thực hiện, đánh giá tính hiệu quả khi đang thực hiện và đánh giá kết quả khi đã hoàn thành xong quá trình.
Quá trình này cho phép ghi nhận những lần thực hiện sai, nhưng vẫn đảm bảo việc hỗ trợ cho sự phát triển tư duy mà các thầy cô và phụ huynh mong muốn cho trẻ em. Ví dụ, ba mẹ có thể dạy con cách pha nước cam với quy trình ba bước. Trước tiên, có thể lấy một quả cam đã được cắt đôi và ép lấy nước. Tiếp theo, đổ nước cam từ quả vắt vào ly, thêm một ít đường và khuấy đều trước khi cho trẻ uống. Sau đó, ba mẹ có thể làm mẫu và cho trẻ uống thử.
Tiếp theo, ba mẹ sẽ để bé thực hiện từng bước một, thưởng thức sản phẩm của mình và hỏi bé về những khó khăn khi làm, cũng như sự khác biệt giữa nước cam bé pha và ba mẹ pha. Điều này giúp trẻ hiểu sâu hơn về quá trình và phát triển kỹ năng tự chủ cũng như kỹ năng suy luận.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ cho ba mẹ và thầy cô các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo hiệu quả. Có thể thấy rằng việc áp dụng các phương pháp này trong giảng dạy và nuôi dạy trẻ là vô cùng quan trọng. Hãy kết hợp các biện pháp này cả khi ở nhà và tới trường để kích thích trẻ có thể phát triển tư duy một cách tốt nhất.
Ba mẹ tham khảo thêm bài viết Phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non