Mỗi bé sẽ có tốc độ học ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên sẽ có một mốc thời gian chung nhất để tuân theo. Nếu như con của bạn có dấu hiệu chưa đạt được các mốc giao tiếp trong các tuần so với trung bình thì bạn nên chú ý và tham khảo các ý kiến của bác sĩ. Việc quan sát, nhận biết các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, để từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp con phát triển đều như các bạn đồng trang lứa.
Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể tồn tại đơn độc ở trẻ, hoặc xuất hiện trong nhiều các triệu chứng của rối loạn giao tiếp và các loại phát triển khác. Vậy nên, ba mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường như sau:
- Có sự không bình thường về bộ máy phát âm của trẻ và hàm mặt của trẻ.
- Đối với khả năng nghe hiểu, các bé phản ứng chậm với các âm thanh, không hiểu những mệnh lệnh hoặc lời nói của người khác. Ba mẹ cũng có thể kiểm tra thính lực của trẻ trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ đó.
- Kỹ năng tương tác xã hội của trẻ kém, bé thường thờ ơ, ít chơi với các bạn bè đồng trang lứa, gọi các bé thường không đáp lời, không có các cử chỉ hành động như vẫy tay, gật đầu, lắc đầu,…
- Bé có các hành động bất thường như vẫy tay bất thường, chân đi kiễng, dễ bị cuốn hút quá đà vào một sự vật nào đó,…
- Bé thường hoạt động quá nhiều, không thể ngồi yên, không thể tập trung chú ý trong thời gian lâu
- Bé thường xuyên có biểu hiện vô cớ tức giận với cường độ mạnh.
Ba mẹ có thể tham khảo bài viết về Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Cách can thiệp khi bé có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ
Khi ba mẹ nhận thấy ở con có những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cần có những biện pháp phù hợp để điều trị sớm để con có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển một cách toàn diện hơn.
Có nhiều cách để điều trị đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, mỗi phương pháp sẽ phù hợp tùy thuộc vào mức độ, nhu cầu của mỗi bé. Dưới đây là những phương pháp phổ biến để ba mẹ lựa chọn:
Nếu nguyên nhân do thính lực thì cần có các biện pháp y tế
Nếu có những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nhưng nguyên nhân là do thính lực, biện pháp điều trị hiệu quả nhất chính là phẫu thuật. Thực hiện việc phẫu thuật đó để trẻ có thể khắc phục những tổn thương ở khu vực thính giác, hỗ trợ phục hồi khả năng nghe để con có thể phát triển ngôn ngữ một cách thông thường.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng biện pháp trị liệu
Khi trẻ có những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ có thể đưa bé đi trị liệu phát triển ngôn ngữ để việc phát triển ngôn ngữ được cải thiện bao gồm khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ. Có thể nói đây là cách điều trị hiệu quả và hãy thực hiện sớm cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn dưới 2 tuổi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Nội dung trị liệu cùng các chuyên gia sẽ bao gồm:
- Đánh giá: Khi các bé đến các trung tâm trị liệu, sẽ được các chuyên gia đánh giá về khả năng ngôn ngữ như cách phát âm, sử dụng ngữ pháp, sử dụng từ vựng và cách giao tiếp,…sau đó sẽ đưa ra chương trình trị liệu phù hợp cho bé.
- Được luyện tập những kỹ năng trong ngôn ngữ: Các bé sẽ được các chuyên gia cho luyện tập những kỹ năng về ngôn ngữ như cách phát âm, cách sử dụng ngữ pháp, cách giao tiếp,…bằng những bài học và những hoạt động vui nhộn, phù hợp với khả năng của trẻ.
- Động viên giao tiếp: Ba mẹ sẽ được các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn cách tạo môi trường giao tiếp cho con, khuyến khích động viên con giao tiếp, tương tác xã hội với mọi người xung quanh.
Tăng cường hoạt động tương tác để con phát triển ngôn ngữ
Đối với những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bên cạnh việc sử dụng những cách điều trị mang tính chuyên môn, ba mẹ cũng có thể tăng cường các hoạt động tương tác cùng con để con có thể phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Hãy bắt đầu từ những việc như:
- Nhắc tên của mọi thứ: Khi con sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ hãy thường xuyên đọc tên các đồ vật, đồ ăn, động vật xung quanh. Ví dụ như: “Đây là con chó”, “Cái này là cái bát”, “Con đang ăn cơm trưa”.
- Động viên con nói chuyện: Ba mẹ hãy khuyến khích và tạo cơ hội cho con thể hiện bản thân bằng cách đặt những câu hỏi tương tác, khuyến khích con chia sẻ. Ví dụ như “Ngày hôm nay con đi học vui không?”, “Con thích chơi gì nhất?”,…
- Đọc sách cho con: Hãy cùng con đọc những cuốn sách có nhiều hình ảnh sinh động. Khi đọc sách cùng con, ba mẹ hãy sử dụng những giọng điệu, ngữ điệu thu hút con để con hào hứng và ghi nhớ những từ vựng.
- Chơi cùng con: Hãy cùng con chơi và tương tác với con qua các trò giải trí như vẽ tranh, xếp hình khối,…Những trò chơi này vừa giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, vừa giúp con phát triển tư duy hiệu quả.
Lời kết
Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ rất dễ nhận biết, ba mẹ cần phải phát hiện sớm và có những biện pháp can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Hy vọng bài viết trên đây của Enspire cung cấp cho ba mẹ những kiến thức để nhận biết các biểu hiện, và các cách để điều trị đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.