Trẻ em trong giai đoạn mầm non phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, vận động và thói quen ăn uống. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện tính độc lập, sự ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng bắt chước các hành vi của người lớn, bao gồm cả thói quen ăn uống. Vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý không chỉ giúp hình thành thói quen lành mạnh mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

GIÁ TRỊ MỚI HẤP DẪN - HỌC HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI

Cùng bé HỌC MÀ CHƠI - GIỎI 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH với chương trình đạo tạo chuẩn Quốc tế của Enspire. Đặc biệt! Trong tháng này tặng ngay suất học Enspire Class - Lớp học chuyên đề cùng giáo viên trong nước và quốc tế giúp trẻ học tốt, ba mẹ đồng hành hiệu quả. ĐĂNG KÝ NGAY!

học viện anh ngữ enspire

BÉ MỚI BẮT ĐẦU
(3 - 6 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE
(6 - 12 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

BÉ HỌC NÂNG CAO
(Liên hệ)

Chi tiết

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý

Nếu trẻ từ độ tuổi 1-3 sẽ có những sự tò mò, tìm hiểu về mọi vật xung quanh thì sau khi qua độ tuổi này, trẻ đã tự biết khám phá mọi thứ, thường xuyên đặt những câu hỏi cho người lớn. Thói quen ăn uống, các món ăn và số lượng thức ăn cũng thay đổi dần. Vì vậy nếu ba mẹ không tìm hiểu và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, sẽ dẫn đến việc trẻ có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ.

Việc chăm sóc và thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sẽ hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh kéo dài suốt những năm sau này.

che-do-dinh-duong-cho-tre-mau-giao
xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé mẫu giáo phát triển tốt hơn

Nhu cầu thành phần các chất dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo cần được thực hiện theo đúng các khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng. Đối với trẻ mầm non, nhu cầu năng lượng trung bình hàng ngày vào khoảng 1230 kcal đến 1320 kcal. Trong đó, carbohydrate chiếm từ 52% đến 60%, protein chiếm khoảng 13% đến 20%, và chất béo chiếm từ 25% đến 35% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày.

Vậy nên trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bé cần được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác nhau bao gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất,…

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý, ba mẹ cũng nên khuyến khích động viên con tham gia các hoạt động thể thao để có thể phát triển tốt cả chiều cao và cân nặng. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến nghị rằng, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần hoạt động thể lực với cường độ vừa phải với các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy bộ,…ít nhất khoảng 60 phút mỗi ngày.

Tìm hiểu cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý 1
Các nhu cầu về thực phẩm của trẻ mẫu giáo

Những nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo và cách chế biến các món ăn phù hợp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mẫu giáo sẽ ảnh hưởng nhiều đến thói quen ăn uống và sự phát triển của trẻ trong thời gian sau này. Vậy nên, thực hiện xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo cần được ba mẹ đặc biệt quan tâm và có nhiều kiến thức. Dưới đây là những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo:

  • Khẩu phần ăn cần cung cấp đủ năng lượng hàng ngày để trẻ có thể tham gia mọi hoạt động, từ sinh hoạt, học tập đến vui chơi. Cha mẹ nên đảm bảo cân đối các nhóm chất cơ bản như protein, glucid, lipid, vitamin, khoáng chất và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
  • Ba mẹ nên thay đổi đa dạng khẩu phần ăn cho trẻ để có thể kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn.
  • Ba mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn cho bé theo mùa và phù hợp với sự yêu thích của bé. Nên ưu tiên sử dụng thực phẩm theo mùa để đảm bảo được sự đa dạng, những dưỡng chất và vấn đề về an toàn thực phẩm.
  • Khi có kiến thức, ba mẹ sẽ lựa chọn được những thực phẩm an toàn cho bé. Bởi hệ tiêu hóa của các bé tuổi mẫu giáo khá nhạy cảm nên cần lựa chọn những thực phẩm sạch, tươi, không chứa các hóa chất có thể gây hại đến sức khỏe của bé.
Tìm hiểu cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý 2
Cần có những nguyên tắc trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm nào cho trẻ?

Độ tuổi mầm non là độ tuổi mà cả thể chất và trí tuệ đang trên đà phát triển, vậy nên cần lưu ý nhiều về việc lựa chọn thực phẩm và theo dõi quá trình ăn uống của các bé.

Một số loại thực phẩm nên sử dụng cho trẻ mẫu giáo bao gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa; rau xanh và trái cây; các chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu thực vật, dầu ô liu, bơ, và phô mai. Những thực phẩm này hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trí não trẻ.

Một số loại thực phẩm không nên dùng cho trẻ mầm non bao gồm: đồ uống có gas và thực phẩm chứa nhiều đường; thức ăn nhanh và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; các món ăn quá cứng như ngô, mía, và các loại hạt kẹo cứng vì có thể gây hại cho hàm răng của trẻ.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo một cách hợp lý thì ba mẹ cũng nên chú ý bổ sung các vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin D,…Bởi những vitamin này vô cùng quan trọng, giúp con tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe như khô da, chậm lớn, hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp,…, chậm tăng chiều cao, khó ngủ, kém tập trung,…

Tìm hiểu cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo hợp lý 3
Ba mẹ nên chú ý những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn

Lời kết

Việc quan tâm và xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo một cách khoa học sẽ giúp các bé phát triển đầy đủ và toàn diện hơn. Bài viết trên đây được Enspire cung cấp những thông tin chi tiết về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé, ba mẹ hãy tham khảo để có thể nuôi dưỡng con phát triển một cách tốt nhất.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận