Từ những năm tháng đầu đời, nếu một đứa trẻ phát triển không bình thường, trẻ sẽ có những biểu hiện, dấu hiệu từ sớm. Việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng để trẻ được khám chữa và can thiệp kịp thời. Khi can thiệp sớm, trẻ sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của các khiếm khuyết về cả trí tuệ lẫn cơ thể, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai. Bài viết dưới đây học viện Anh ngữ Enspire sẽ đưa ra những dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường để ba mẹ quan sát con kỹ hơn.

Thế nào là trẻ phát triển không bình thường?

Những đứa trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển về thể chất và tư duy sau quá trình phát triển trong bụng mẹ. Khi đó, môi trường sống của trẻ được rộng mở, trẻ sẽ dần tiếp thu những kiến thức và các kỹ năng cũng dần hoàn thiện để phục vụ cuộc sống. Tuy vậy, không phải trẻ nào cũng phát triển một cách bình thường.

Phát triển không bình thường là đề cập đến những trường hợp trẻ phát triển có sự bất thường hoặc chậm phát triển về cả trí tuệ và thể chất. Quá trình này có thể xuất hiện từ những năm tháng đầu đời hoặc muộn hơn là xuất hiện vào giai đoạn tuổi dậy thì của trẻ.

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ giúp ba mẹ can thiệp kịp thời nhất. Khi đó trẻ sẽ khắc phục được những hạn chế của bản thân và phát triển một cách thuận lợi nhất. Bởi nếu để lâu dài, những khiếm khuyết sẽ trở nên sâu sắc và khó khắc phục được bình thưởng.

dau-hieu-tre-phat-trien-khong-binh-thuong
Ba mẹ nên chú ý những dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường để can thiệp kịp thời

Ba mẹ chú ý các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bình thường ở trẻ, có một số những nguyên nhân nghiêm trọng và khó điều trị. Vậy nên, vô cùng quan trọng khi ba mẹ chú ý tới những bất thường đó. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường ba mẹ cần lưu ý:

Chiều cao và cân nặng chậm phát triển

Một trong những dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường dễ nhận biết nhất là sự phát triển về chiều cao, cân nặng. Bé trong giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi cần phải cao thêm khoảng 25cm và nặng hơn 3 lần so với lúc mới sinh. Khi trẻ ở tầm 1-2 tuổi sẽ phải cao lên khoảng 13 cm, khi trẻ 2-3 tuổi mỗi năm sẽ cao lên khoảng 25cm và khi trẻ từ 3 tuổi mỗi năm sẽ cao thêm khoảng 5 cm.

Tùy theo chế độ ăn uống, di truyền và nội tiết, trẻ sẽ có sự chênh lệch về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên nếu chiều cao và cân nặng của trẻ chậm tăng trong thời gian dài, ba mẹ cần phải lưu ý.

Chiều cao và cân nặng của trẻ chậm phát triển cho thấy trẻ đang phát triển không bình thường. Lý do có thể do sự suy dinh dưỡng, chế độ ăn chưa phù hợp hoặc từ những hội chứng bẩm sinh ở trẻ.

Ba mẹ phát hiện dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường để can thiệp sớm 1
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là về cân nặng và chiều cao của trẻ

Các kỹ năng về thể chất chậm phát triển

Một dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường đó chính là sự chậm phát triển kỹ năng về thể chất ở trẻ. Chỉ sau vài tháng, trẻ có thể biết chống đẩy khi đang nằm sấp, biết lật người và biết ngẩng đầu lên. Sau đó dần dần trẻ biết ngồi, biết đứng và có thể đi lại.

Mỗi trẻ sẽ có sự chênh lệch về các mốc phát triển. Tuy nhiên nếu các kỹ năng trên phát triển quá chậm, gia đình hãy đưa trẻ đi thăm khám bởi vì có khả năng trẻ đang chậm phát triển.

Giao tiếp kém, chậm nói

Bên cạnh sự chậm phát triển về thể chất, một số trẻ có dấu hiệu chậm phát triển về trí tuệ. Biểu hiện rõ ràng nhất trong số đó là chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém hơn so với các bạn cùng độ tuổi. Chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức. Trẻ có thể phát âm không rõ ràng, hiểu nhưng không biết cách trả lời, diễn đạt lộn xộn và không mạch lạc. Một số trẻ gần như không nói và không hiểu được nội dung lời nói cũng như ngôn ngữ cơ thể.

Phát triển ngôn ngữ là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Khi trẻ có khả năng giao tiếp, trẻ có thể học các kỹ năng hòa nhập, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ cũng giúp trẻ tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy và bày tỏ cảm xúc.

Chậm nói và giao tiếp kém là dấu hiệu của sự phát triển bất thường. Trong một số trường hợp, nguyên nhân là do vấn đề tai, mũi, họng và có thể cải thiện nếu được xử lý kịp thời. Những trường hợp liên quan đến rối loạn phát triển cần nhiều thời gian hơn, nhưng việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ba mẹ phát hiện dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường để can thiệp sớm 2
Trẻ phát triển không bình thường có thể giao tiếp kém hơn

Các cơ quan cơ thể có hình dáng khác thường

Ba mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường ở cơ thể trẻ. Nếu nhận ra có sự bất thường ở hình dáng các cơ quan, ba mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra sớm. Những dị tật thường gặp là ở tai, lưỡi, mũi,… Trẻ sẽ khó phát triển bình thường nếu không xử lý sớm các dị tật này.

Không có sự liên kết với ba mẹ

Từ 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển tình cảm đặc biệt với bố mẹ và người chăm sóc. Trẻ thường nhìn chăm chú vào người thân, thích được bế bồng và an ủi. Khi lớn hơn, trẻ sẽ phản ứng khóc hoặc sợ hãi khi gặp người lạ, và cảm thấy an toàn, yên tâm khi ở trong vòng tay ba mẹ, người thân.

Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường là thiếu mối liên kết với gia đình. Trẻ không phân biệt người thân và người lạ, thể hiện tương tự với cả hai. Trẻ ít khi cười với bố mẹ, không đòi bế bồng, và ít khi khóc để bày tỏ nhu cầu chăm sóc. Tiếng khóc của trẻ cũng khác thường, không giống tiếng khóc đòi bú hoặc muốn được ôm ấp. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ tự kỷ và các rối loạn phát triển thần kinh khác. Vì vậy, gia đình cần chú ý để kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị.

Ba mẹ phát hiện dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường để can thiệp sớm 3
Trẻ phát triển không bình thường thiếu sự gắn kết với ba mẹ

Lời kết

Tỷ lệ trẻ phát triển không bình thường hiện nay ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa có sự hiểu biết để nhận biết các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường. Kết quả là trẻ không được phát hiện bệnh lý sớm, gây sự chậm trễ trong điều trị. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ giúp trẻ khắc phục các khiếm khuyết và chất lượng cuộc sống sẽ nâng cao trong tương lai.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận