Ngoài việc chăm sóc con có sự phát triển tốt về thể chất, ba mẹ cũng nên tìm hiểu cách để dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, đó cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ba mẹ. Các bé sẽ trở nên ngoan ngoãn khi được ở một môi trường tốt. Giai đoạn các bé 2 tuổi là giai đoạn dễ bị khủng hoảng về tâm lý, nếu ba mẹ không tìm những phương pháp nuôi dạy phù hợp thì bé sẽ trở nên bướng bỉnh và khó bảo. Ba mẹ hãy cùng học viện Anh ngữ Enspire tìm hiểu về những cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời qua bài viết dưới đây.
Những cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời ba mẹ cần tìm hiểu
Không nên la mắng trẻ mà hãy nghiêm giọng
Khi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, nếu ba mẹ để con nhìn thấy sự giận dữ của mình, điều đó có nghĩa là ba mẹ đã thất bại. Sự giận dữ chỉ khiến con sợ hãi hoặc trở nên cứng đầu hơn, chứ không giúp con hiểu được lý do tại sao mọi chuyện lại xảy ra như vậy. Thay vì nổi nóng, hãy nghiêm giọng phân tích, chỉ ra cho con điều gì đúng, điều gì sai và hậu quả từ hành động của con.
Dù bé 2 tuổi không thể hiểu hết như mong đợi, nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc. Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy con. Thêm vào đó, qua ngữ điệu và thái độ nghiêm túc của ba mẹ cũng sẽ giúp bé phần nào cảm thấy hối lỗi.
Nói đi đôi với hành động
Nếu ba mẹ hành động cùng với những lời nói, lời nói ấy sẽ trở nên có trọng lượng hơn. Ví dụ ba mẹ nói: “Con ơi, đã đến giờ đi ngủ”, hãy kết hợp cùng động tác tắt đèn và dắt tay bé vào giường ngủ. Việc nói đi đôi với làm sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn so với việc nói suông.
Không được để ánh mắt của trẻ làm mềm lòng
Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời là ba mẹ không được để ánh mắt của trẻ làm mềm lòng. Ánh mắt ngây thơ của trẻ có sức mạnh vô cùng lớn. Khi nhìn vào đôi mắt trong veo, đẫm nước của trẻ, ba mẹ thường không thể kìm lòng mà ôm lấy trẻ để an ủi. Tuy nhiên, hành động này vô tình tạo ra tâm lý dựa dẫm cho trẻ. Khi gặp phải tình huống tương tự trong tương lai, trẻ sẽ lặp lại hành động này và dần dần tạo nên thói quen “ăn vạ”.
Trước mặt trẻ không được cư xử bất lịch sự
Trẻ em sẽ thường bắt chước những hành động và thói quen của người lớn. Vì còn nhỏ nên các bé chưa phân biệt rõ ràng thế nào là đúng sai hay tốt xấu. Khi nghe hoặc quan sát lời nói và hành động bất lịch sự của người lớn, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ ngay và có sự bắt chước khi gặp các tình huống tương tự. Ngoài ra, ba mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cũng sẽ tạo nên tâm lý tiêu cực ở trẻ, một trong những nguyên nhân của bệnh tự kỷ ở trẻ.
Dạy con không được cắt ngang lời người lớn
Ba mẹ hãy dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời bằng cách nhắc nhở con không nên chen vào lời người khác khi họ đang nói, trừ khi có trường hợp khẩn cấp. Hãy chỉ ra cho con biết rằng hành động cắt ngang lời người khác là bất lịch sự. Thường ba mẹ không để ý nhiều đến vấn đề này và cho rằng nó không quan trọng, tuy nhiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách trẻ.
Hãy dạy trẻ cách biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người
Tính ích kỷ tồn tại trong mỗi người, nhưng trong cuộc sống, ba mẹ cần dạy con học cách chia sẻ nhiều hơn. Ba mẹ có thể truyền dạy cho trẻ điều này từ những việc nhỏ như chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc nhờ trẻ làm những việc vặt phù hợp với khả năng của mình.
Hãy dạy con nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của mọi người
Thực tế, nếu không được chỉ bảo, trẻ sẽ không biết ơn những lần bạn chăm sóc chúng. Việc bắt đầu dạy trẻ về lòng biết ơn khi lên 2 vẫn chưa muộn. Bố mẹ cần dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời từ việc trân trọng và cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Một cách đơn giản và hiệu quả là cha mẹ hãy cảm ơn con sau khi con giúp đỡ, chẳng hạn như khi bé đưa cho bạn một cốc nước. Thực hiện việc này hàng ngày với những lời cảm ơn sẽ là phương pháp tốt nhất để dạy bé 2 tuổi nhớ rằng nên nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bé học rất nhanh!
Lời kết
Lời khuyên của cha ông xưa “Dạy con từ thuở còn thơ” vẫn luôn đúng ở mọi trường hợp. Dù không có một tiêu chuẩn nào cho việc dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, bởi mỗi đứa trẻ đều có tính cách khác nhau. Ba mẹ hãy hiểu con và áp dụng linh hoạt các cách nuôi dạy. Việc đưa con vào nề nếp ngay khi còn nhỏ sẽ quyết định đến quá trình hình thành nhân cách của con. Hy vọng bài viết trên của Enspire cung cấp cho ba mẹ những thông tin hữu ích.