Ba mẹ thường lo lắng khi con mình chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lại có những điểm mạnh tiềm ẩn bên trong đó. Vì vậy ba mẹ cần phải hiểu và tìm cách khai thác triệt để điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để hỗ trợ con phát triển một cách toàn diện. Bài viết dưới đây của Học viện Anh ngữ Enspire sẽ giải đáp lo lắng của ba mẹ khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và hướng dẫn ba mẹ cách nhận biết những điểm mạnh này.

GIÁ TRỊ MỚI HẤP DẪN - HỌC HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI

Cùng bé HỌC MÀ CHƠI - GIỎI 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH với chương trình đạo tạo chuẩn Quốc tế của Enspire. Đặc biệt! Trong tháng này tặng ngay suất học Enspire Class - Lớp học chuyên đề cùng giáo viên trong nước và quốc tế giúp trẻ học tốt, ba mẹ đồng hành hiệu quả. ĐĂNG KÝ NGAY!

học viện anh ngữ enspire

BÉ MỚI BẮT ĐẦU
(3 - 6 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE
(6 - 12 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

BÉ HỌC NÂNG CAO
(Liên hệ)

Chi tiết

Thế nào là tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ?

Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ chưa đạt được những mốc phát triển tiêu chuẩn về ngôn ngữ so với độ tuổi của mình. Điều đó thể hiện qua việc trẻ cảm thấy khó khăn khi sử dụng và hiểu ngôn ngữ, chậm nói và khó có thể tạo ra các câu hoàn chỉnh khi giao tiếp.

diem-manh-cua-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu
Ba mẹ nên chú ý những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố: yếu tố di truyền, các vấn đề về thính giác hoặc một số những rối loạn phát triển khác. Ngoài ra, có một yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ là yếu tố môi trường, ví dụ như thiếu tương tác ngôn ngữ hoặc bé không được tiếp xúc đủ với sự phong phú của ngôn ngữ trong những thời điểm đầu đời.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về: Phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Tuy có những khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lại có những điểm mạnh tiềm ẩn, có thể tận dụng điều đó để phát triển toàn diện và có được nhiều thành công trong tương lai. Cùng điểm một số những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như sau:

Giác quan thứ 6 thường nhạy bén

Một điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nổi bật nhất chính là sở hữu giác quan thứ 6 nhạy bén. Khả năng phi thường này của trẻ ít ai có thể ngờ tới dù khả năng ngôn ngữ chậm phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Nhờ có khả năng đặc biệt này, trẻ có thể cảm nhận và dùng các giác quan vô cùng tinh tế để hiểu được thế giới bên ngoài, bù đắp được những hạn chế của mình khi giao tiếp bằng lời nói.

Các biểu hiện bé chậm phát triển ngôn ngữ có khả năng giác quan thứ 6:

  • Có thể nắm bắt được mong muốn của người khác: Dù khó khăn khi diễn tả bằng lời, bé vẫn có thể hiểu rõ những mong muốn những ý định của người khác qua biểu cảm, qua hành động hoặc qua giọng điệu lời nói,…
  • Nhận biết đồ vật và sự vật: Khả năng cảm thụ năng lượng và rung động cho phép trẻ nhận biết tên và đặc điểm của đồ vật mà không cần sử dụng ngôn ngữ.
  • Biết cách đọc suy nghĩ và đoán được tương lai: Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể cảm nhận được suy nghĩ và cảm xúc của người khác, thậm chí tiên đoán trước những việc sẽ xảy ra trong tương lai.

Vì trẻ khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói nên trẻ sẽ có những hành động bất thường khi thể hiện khả năng giác quan thứ 6 của mình. Ba mẹ thường không để ý và cho rằng là dấu hiệu bệnh lý của con mà bỏ qua điểm mạnh này trong những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Để có thể nắm được biểu hiện của khả năng giác quan thứ 6 này, ba mẹ hãy chú ý quan sát những hành động của con, những biểu hiện của con. Khi có sự nghi ngờ, hãy cho con đến những cơ sở y tế chuyên sâu để có những hỗ trợ phù hợp của bác sĩ.

Ba mẹ cùng tìm hiểu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 1
Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là sở hữu giác quan thứ 6

Có trí nhớ siêu phàm

Mặc dù phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa trong khả năng ngôn ngữ, một điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là có được trí nhớ siêu phàm. Với khả năng này, bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ những thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và có được nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Các biểu hiện bé chậm phát triển ngôn ngữ có trí nhớ siêu phàm:

  • Nhớ lâu những chi tiết: Bé sẽ có thể ghi nhớ chi tiết những âm thanh, hình ảnh những mốc thời gian và lưu trữ được những chi tiết đó trong khoảng thời gian dài
  • Khả năng học tập nhanh: Bé có thể tiếp thi bài học mới, ghi nhớ bài học đó và hoàn tất các bài tập môn học một cách nhanh chóng, chuẩn xác.
  • Có thể ghi nhớ một cách đa dạng: Bé sẽ ghi nhớ được nhiều thể loại thông tin như hình ảnh, số liệu, âm thanh, ngôn ngữ,…
  • Tái hiện thông tin chính xác: Bé có khả năng nhớ được những thông tin đã được học chuẩn xác và sinh động, có thể nhớ được sau nhiều năm.

Để phát triển điểm mạnh này trong các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì ba mẹ cần phải tạo môi trường học tập có thể khuyến khích con tiếp thu được nhiều kiến thức qua các hoạt động giải trí, khám phá. Bên cạnh đó, ba mẹ cần phải hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ để việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn, giúp bé phát triển đổi đa những tiềm năng của bản thân.

Ba mẹ cùng tìm hiểu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 2
Bé sở hữu khả năng ghi nhớ lâu hơn

Sở hữu khả năng tư duy phi ngôn ngữ

Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là bé có được khả năng tư duy phi ngôn ngữ. Nhờ có khả năng này, bé sẽ có thêm những cách thức độc đáo khi khám phá thế giới và thể hiện bản thân mình.

Các biểu hiện bé chậm phát triển ngôn ngữ có tư duy phi ngôn ngữ:

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả khi giao tiếp: Bé có khả năng sử dụng những hành động, những biểu cảm khi muốn thể hiện mong muốn, nhu cầu và cảm xúc của bản thân
  • Hiểu được cách sử dụng các ngôn ngữ kí hiệu: trẻ sẽ tiếp thu nhanh chóng và sử dụng được ngôn ngữ kí hiệu khi giao tiếp với người khiếm thính hoặc người khó khăn trong việc nói.
  • Năng khiếu nghệ thuật phát triển: Bé sẽ thích thể hiện bản thân qua âm nhạc, vẽ, nhảy múa,… một cách sáng tạo và đặc biệt.
  • Khả năng vui chơi sáng tạo: Bé tự sáng tạo được những trò chơi mới, có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng các bạn khác một cách vui vẻ hào hứng.

Vì hạn chế trong giao tiếp lời nói nên bé chậm phát triển ngôn những sẽ phát triển mạnh hơn qua các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ. Để giúp con phát triển khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ nên tạo một môi trường học tập đa dạng, khuyến khích con tham gia các hoạt động như vận động, nghệ thuật,…

Có được tính kiên trì và khả năng tập trung

Dù khó khăn trong việc giao tiếp và học tập, một điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là khả năng tập trung cao độ và tính kiên trì. Do gặp khó khăn trong xử lý và tiếp nhận thông tin, các bé chậm phát triển ngôn ngữ sẽ dành nhiều thời gian cho việc quan sát, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Vậy nên sẽ rèn được tính cách kiên trì, khả năng tập trung mức độ cao và nỗ lực hết sức đạt mục tiêu.

Ba mẹ cùng tìm hiểu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 3
Bé có tính kiên trì và khả năng tập trung cao độ

Lời kết

Việc hiểu được và khai thác những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ là quá trình đầy thử thách cho ba mẹ nhưng nó lại vô cùng ý nghĩa. Ba mẹ hãy kiên trì, yêu thương con và đồng hành cùng con trong hành trình phát triển bản thân. Với bài viết trên của Enspire, mong rằng các vị phụ huynh sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp để hỗ trợ con khi con chậm phát triển ngôn ngữ, từ đó con sẽ có thể vươn lên và tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Ba mẹ tìm hiểu thêm bài viết Âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Warning: Undefined variable $meta_text in /home/enspire/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/content-single.php on line 59
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments