Ba mẹ cần nắm được kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non bởi nó vô cùng quan trọng. Trẻ ở độ tuổi mầm non thường hay bắt chước cách nói chuyện, cách ứng xử của người lớn. Ngoài ra, bé cũng sẽ rất nhạy cảm với thái độ của mọi người khi nói chuyện với mình. Bài viết dưới đây của học viện Anh ngữ Enspire sẽ giải đáp những băn khoăn và đưa ra những cách giúp ba mẹ giao tiếp với trẻ mầm non hiệu quả.

Vì sao kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non lại quan trọng?

Việc ba mẹ có kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Vai trò của kỹ năng này cụ thể như sau:

  • Khi ba mẹ có phương pháp giao tiếp hiệu quả với bé, bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ. Điều đó sẽ giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên gắn kết hơn.
  • Nếu ba mẹ có kỹ năng giao tiếp với con sẽ góp phần giúp con tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, là nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ.
  • Khi giao tiếp, hỏi đáp, nói chuyện với ba mẹ, trẻ mầm non sẽ được động viên chia sẻ ý kiến cá nhân. Điều đó sẽ giúp con phát triển tư duy, tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Trẻ sẽ được học cách quản lý cảm xúc của bản thân khi được người lớn lắng nghe và hiểu những điều con nói.

Ba mẹ có thể tham khảo bài viết về các cách Phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Top 6 những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà ba mẹ cần chú ý

Việc có kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách trẻ. Vì vậy, khi giao tiếp với con cần có sự kết hợp của các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn, những kỹ năng cụ thể như sau:

Khi giao tiếp hãy quan sát cử chỉ hành động, lời nói và ánh mắt của con

Đây là một kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non vô cùng quan trọng. Quan sát, lắng nghe cử chỉ, hành động, lời nói và ánh mắt của trẻ là nền tảng cho việc thiết lập sự giao tiếp hiệu quả với bé. Ba mẹ, là những người tiếp xúc và trò chuyện hàng ngày với con, thường là những người mà trẻ tin tưởng để bộc lộ mong muốn và cảm xúc của mình.
Do đó, để hiểu được những suy nghĩ và mong muốn của con, phụ huynh cần phải dành thời gian quan sát và lắng nghe con một cách cẩn thận. Việc không chú ý đến những tín hiệu quan trọng mà trẻ bộc lộ có thể dẫn đến việc vô tình bỏ qua những thông điệp mà bé muốn truyền đạt. Chính nhờ vào việc quan sát và lắng nghe này, phụ huynh sẽ có thể thấu hiểu, đáp ứng được những mong muốn của con một cách kịp thời và chính xác. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái, mà còn hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời.
ky-nang-giao-tiep-voi-tre-mam-non
Ba mẹ nên trang bị những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non

Cần có những xác định vị trí của mình khi giao tiếp với con

Phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy con. Ba thường thể hiện sự quyết đoán và mạnh mẽ, khuyến khích sự nghiệp học tập và phát triển cá nhân của con. Ba sẽ có xu hướng hướng dẫn và định hướng rõ ràng cho con, từ việc giáo dục về kỷ luật đến việc khuyến khích con phát triển khả năng tự lập và sự độc lập.
Mẹ thường mang đến sự mềm mỏng, dễ thương và thấu hiểu, tạo ra sự an toàn và ấm áp để con có thể tự do bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ. Mẹ sẽ dành nhiều thời gian lắng nghe và chia sẻ, hỗ trợ con vượt qua các thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Sự gần gũi và quan tâm đặc biệt từ mẹ giúp con cảm thấy yên tâm và tự tin hơn khi học hỏi và khám phá thế giới.

Giao tiếp với con bằng cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể

Trong kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, lời nói là công cụ quan trọng nhất. Để quá trình giao tiếp hiệu quả, bạn cần điều chỉnh ngữ điệu và giọng nói phù hợp với từng hoàn cảnh và nội dung khi nói chuyện với trẻ. Tránh nói lắp hoặc ngọng, vì điều này có thể khiến bé bắt chước theo.
Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể như điệu bộ, ánh mắt và nét mặt cũng rất quan trọng trong giao tiếp với bé. Ví dụ, việc cười sẽ tạo ra một không khí vui tươi, giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái. Ngược lại, sự nghiêm khắc có thể làm cho không khí trở nên nặng nề, dẫn đến sự cách biệt và làm con cảm thấy xa lạ. Điều này có thể vô tình khiến bé không dám gần gũi và mở lòng với bạn.
Ba mẹ cần nắm rõ 6 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non 1
Ba mẹ nên sử dụng cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với trẻ

Sử dụng công cụ giải trí để giao tiếp với con

Một trong những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là ba mẹ có thể sử dụng các công cụ giải trí như sách truyện, đồ chơi, đọc thơ,…để tăng sự hào hứng và đạt hiệu quả tốt hơn khi giao tiếp với trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tạo một góc giải trí riêng cho con tại nhà. Ba mẹ hãy cùng chơi trò chuyện, chơi đùa tại không gian giải trí đó.

Ba mẹ cần nắm rõ 6 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non 2
Ba mẹ nên chuẩn bị những công cụ giải trí khi giao tiếp với con

Tìm cách thu hút sự chú ý của con

Các bé lứa tuổi mầm non thường hay bị phân tâm, kém chú ý, dễ bị thu hút bởi những yếu tố khác xung quanh. Vậy nên ba mẹ cần có một kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là chủ động thu hút sự chú ý của con. Ba mẹ có thể tham khảo những cách sau:

  • Thường xuyên gọi và nhắc tên của con
  • Động viên con gọi tên người khác
  • Có thể xưng tên của mình khi nói chuyện với trẻ
  • Sử dụng những ngôn ngữ cơ thể như thái độ trên nét mặt, ánh mắt,…khi giao tiếp với con.

Có sự thuyết phục khi giao tiếp với con

Trong quá trình giao tiếp với con, ba mẹ nên dẫn dắt câu chuyện và dẫn dắt con theo một mục đích tốt nhất. Ba mẹ hãy hướng dẫn con thực hiện những hành động như: Nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi, chào hỏi người lớn khi ra ngoài và về nhà, biết cách thưa khi người khác gọi tên,…

Ngoài ra, ba mẹ nên giải thích cho con hiểu lý do và mục đích cơ bản của các vấn đề để thuyết phục con thực hiện theo. Ví dụ như hãy giải thích cho con khi nào cần cảm ơn, khi nào cần xin lỗi một ai đó,…

Ba mẹ cần nắm rõ 6 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non 3
Thuyết phục con làm những hành động theo mục đích tốt

Lời kết

Khi ba mẹ có những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non hiệu quả, sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái sẽ bền chặt hơn. Hy vọng rằng bài viết trên đây của Enspire sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dạy con phát triển toàn diện.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận