Phương pháp dạy học phát triển năng lực là một hình thức giáo dục mới mẻ, đang được nhiều trường học triển khai với sự đa dạng của các phương pháp khác nhau. Những phương pháp này dần thay thế cách giảng dạy truyền thống bởi hiệu quả tích cực mà chúng mang lại cho học sinh. Hãy cùng học viện Anh ngữ Enspire khám phá các phương pháp dạy học phát triển năng lực phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây!

So sánh dạy học phát triển năng lực và dạy học truyền thống

Phương pháp dạy học phát triển năng lực có nhiều điểm khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống bởi sự hiệu quả về kiến thức, phát triển kỹ năng và rèn luyện thái độ tốt cho học sinh, cụ thể các tiêu chí so sánh như sau:

Tiêu chí Phương pháp dạy học phát triển năng lực Phương pháp dạy học truyền thống
Mục tiêu dạy học
  • Các vấn đề được học sinh quan sát và đánh giá khách quan
  • Thu thập kiến thức đa dạng từ các tài liệu và sách tham khảo khác nhau
  • Tập trung phát triển cá nhân thay vì chỉ lấy thành tích
  • Định hướng tìm kiếm, làm việc, giải quyết các vấn đề thực tế
  • Kiến thức dạy học thường ở sách giáo khoa, học sinh học thuộc và trả bài.
  • Tập trung đạt thành tích thay vì năng lực bản thân
  • Chủ yếu hướng tới tiếp thu về lý thuyết
Nội dung dạy học
  • Các nội dung giảng dạy gắn liền với thực tế và các xu hướng.
  • Các phương pháp thiết kế phù hợp với từng người và trình độ.
  • Nội dung giảng dạy được thiết kế theo hai chiều để phù hợp với năng lực hiện tại của học sinh.
  • Học sinh vừa tiếp thu được kiến thức vừa ứng dụng được những kiến thức đó vào thực tế.
  • Chương trình dạy học được thiết kế chung cho mọi đối tượng học sinh.
  • Kiến thức từ lý thuyết không có khả năng áp dụng thực tiễn.
  • Nội dung dạy học thiết kế dùng cho mọi đối tượng học sinh theo một chiều.
Phương pháp dạy học
  • Học sinh là trung tâm của việc giảng dạy
  • Học sinh được làm chủ trong việc khám phá, nghiên cứu, tổng hợp các dự án.
  • Các kỹ thuật giảng dạy như thực hành, tự học, và trải nghiệm,…được chú trọng hơn.
  • Việc tiếp thu kiến thức của học sinh thụ động, phụ thuộc vào giáo viên hoàn toàn.
  • Trung tâm giảng dạy là giáo viên
  • Giáo viên chỉ sử dụng thuyết trình kiến thức là phương pháp chính.

Ba mẹ có thể tham khảo bài viết về Một số phương pháp dạy học tích cực

Tổng hợp các phương pháp dạy học phát triển năng lực

Có nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học phát triển năng lực. Thầy cô có thể kết hợp các phương pháp để có được kết quả tốt nhất, cụ thể như sau:

Kết hợp các hoạt động và học tập

Có thể lựa chọn kết hợp hoạt động khi học tập như: Khởi động trước giờ học, đọc các tài liệu, chơi trò chơi, hoạt động nhóm,…cho học sinh được tự nghiên cứu, tìm kiếm để các kiến thức được ghi nhớ tốt hơn. Nhờ đó, học sinh sẽ phát triển năng lực một cách toàn diện nhất.

Qua các hoạt động học tập, học sinh có thể phát triển kỹ năng và thái độ học tập tích cực. Bên cạnh đó, khi môi trường học tập trở nên sôi động và hấp dẫn, quá trình học tập sẽ hiệu quả hơn, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

phuong-phap-day-hoc-phat-trien-nang-luc
Kết hợp hoạt động vào học tập sẽ giúp học sinh hào hứng học tập hơn

Học tập qua sự hợp tác và tương tác

Khi áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực, học sinh và giáo viên sẽ hỏi đáp, tranh luận – phản biện theo hướng tương tác 2 chiều. Qua đó, học sinh sẽ được chia sẻ, được giao tiếp và yêu cầu sự giúp đỡ trong học tập. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này học sinh sẽ được thúc đẩy sự tự tin. Bởi vì giáo viên là người nắm rõ những sở thích, những điểm yếu của từng học sinh để có thể đồng hành trong quá trình học tập một các tốt nhất.

Thầy cô có nên lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực không? 1
Việc tương tác khi học tập sẽ giúp trẻ chủ động chia sẻ với giáo viên

Phương pháp học tập cá nhân hóa

Phương pháp này nằm trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực, hướng đến sự tôn trọng khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích của mỗi bạn. Sự cá nhân hóa được thể hiện ở khả năng tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức của từng học sinh. Vậy nên nhiệm vụ của giáo viên là phải xây dựng giáo án dựa trên các sự khác biệt đó.

Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần cá nhân hóa để đảm bảo sự khách quan, công bằng nhất. Khi học sinh được nhìn nhận khả năng đúng, học sinh sẽ chủ động và có trách nhiệm hơn trong học tập.

Tạo thói quen tự học cho trẻ 

Bên cạnh việc định hướng về phương pháp học tập thì việc chỉ dẫn tự học cho học sinh rất quan trọng để giúp học sinh có ý thức tự giác trong học tập. Để thực hiện được điều này, các thầy cô cần có định hướng suy nghĩ, đưa ra được những phương pháp học tập phù hợp cho trẻ khám phá các kiến thức. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp phát triển khả năng nghiêm cứu, tìm tòi để học tập tốt hơn.

Thầy cô có nên lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực không? 2
Phương pháp dạy học phát triển năng lực thúc đẩy sự tự học của trẻ

Kết hợp đánh giá khi dạy học

Khi áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực, cần phải có sự kết hợp đánh giá. Điều này sẽ thúc đẩy động lực và mong muốn phát triển kiến thức của học sinh. Khi đó, học sinh sẽ biết được năng lực của bản thân đang ở đâu và có biện pháp khắc phục bổ sung kịp thời. Nhờ đó, học sinh cũng sẽ chủ động hơn trong việc học để cải thiện kết quả.

Dạy học gắn liền với thực tiễn

Dạy học theo phương pháp thực tiễn là cần thiết để học sinh nhận thấy giá trị thực tế của kiến thức và kỹ năng. Phương pháp này không chỉ tạo nên niềm đam mê và sự hứng thú cho học sinh mà còn giúp trẻ sử dụng kiến thức học được để làm giàu thêm kinh nghiệm sống của mình.

Thầy cô có nên lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực không? 3
Khi dạy học phát triển năng lực, cần áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Lời kết

Bài viết trên đầy là các thông tin về phương pháp dạy học phát triển năng lực mà được học viện Anh ngữ Enspire tổng hợp. Hy vọng, qua bài viết này, giáo viên cùng phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học này và lựa chọn cách dạy học phù hợp nhất cho trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Phương pháp dạy học theo nhóm


Warning: Undefined variable $meta_text in /home/enspire/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/content-single.php on line 59
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments