Khi các bé bắt đầu bước vào môi trường mầm non, ba mẹ nào cũng mong muốn con mình tự tin. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể tự tin trước đông người. Vì vậy bài viết dưới đây của học viện Anh ngữ Enspire sẽ gợi ý những phương pháp dạy trẻ nhút nhát mà ba mẹ cần lưu ý để giúp bé khắc phục được tính nhút nhát.
Vì sao trẻ lại nhút nhát?
Trong những năm đầu đời, trẻ cần phải học hỏi nhiều, tự tin giao tiếp xã hội thì mới có thể phát triển toàn diện. Vậy nên việc ba mẹ giúp bé bớt nhút nhát là vô cùng quan trọng. Trước khi tìm hiểu về các phương pháp dạy trẻ nhút nhát, ba mẹ cần biết những lý do khiến trẻ nhút nhát sau đây:
- Ảnh hưởng trực tiếp từ tính cách của ba mẹ: Ba mẹ là tấm gương phản chiếu để bé học hỏi trong những năm đầu đời. Nếu ba mẹ có tính cách hướng nội, ít giao tiếp và có sự tự ti,… thì các bé cũng sẽ hình thành tính nhút nhát giống ba mẹ
- Do bé sống trong môi trường gia đình quá nghiêm khắc, thường sử dụng những hình phạt nặng nề cho bé: Bé sẽ mất đi một điểm tựa an toàn ở gia đình khi không nhận được sự quan tâm đầy đủ của người thân. Nếu như sống trong một môi trường quá nghiêm khắc, đặt kỳ vọng cao vào bé, bé sẽ sống trong lo sợ sẽ bị phạt nếu làm sai,…Vậy nên sẽ hình thành việc bé trở nên rụt rè và cảnh giác với mọi thứ.
- Được nhận sự quá yêu chiều và bao bọc từ ba mẹ: Các bé sẽ hình thành tâm lý ỷ lại và dựa dẫm khi trong mọi công việc trong cuộc sống, ba mẹ đều lo lắng chu toàn cho bé. Vậy nên khi phải tự làm việc gì đó bé sẽ rất tự ti, sợ hãi và nhút nhát vì không có ba mẹ bên cạnh.
- Bé nhận sự chê bai, chọc ghẹo và phê bình thường xuyên: Khi thường xuyên nhận được sự tiêu cực như bị ba mẹ, giáo viên la mắng, chê trách trước đông người sẽ dẫn đến sự nhút nhát của bé.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
5 phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả nhất ba mẹ nên áp dụng
Để việc giáo dục trẻ nhút nhát hiệu quả, ba mẹ hãy tham khảo những phương pháp dạy trẻ nhút nhát được đưa ra dưới đây:
Hãy tạo cho bé “Hình ảnh tích cực” của mình
Trong các phương pháp dạy trẻ nhút nhát, việc hình thành “hình ảnh tích cực” cho riêng bé là vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là hãy luôn làm bé cảm thấy tự tin trong mọi tình hướng. Hãy để các bé được biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó cảm thấy tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
Theo các chuyên gia, những người thành công trong công việc đều là những người tự tin, dám đương đầu với khó khăn và có thể tự giải quyết khó khăn một cách hiệu quả nhất.
Ba mẹ không nên la mắng con mà hãy dành những lời khen đúng đắn cho con
Một trong những phương pháp dạy trẻ nhút nhát vô cùng quan trọng đó là việc ba mẹ cần dành những lời khen ngợi và động viên con thường xuyên khi con làm đúng và làm tốt việc nào đó.
Nếu bé làm việc gì đó chưa đúng hoặc chưa tốt, ba mẹ hãy giải thích và chỉ rõ những chỗ sai để bé biết mình sai ở đâu và sửa chữa nó. Ba mẹ không nên la mắng bé hoặc các hành động như đánh đập hoặc phạt quá nặng nè,…Điều đó sẽ khiến con sợ hãi, không biết nên sửa sai ở đâu và không thể tiến bộ lên.
Tuy nhiên cũng không nên động viên con quá đà, điều này sẽ tạo nên sự phản tác dụng, trẻ có thể trở nên tự cao, sự phát triển sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hãy để trẻ tự cố gắng để học được nhiều hơn
Phương pháp này là một trong những phương pháp dạy trẻ nhút nhát được đánh giá cao khi ba mẹ cho bé tự khám phá những điều mới mẻ bên ngoài. Bé sẽ học được nhiều điều sau khi trải qua thất bại.
Ví dụ khi bé chạy nhảy bị ngã, ba mẽ hãy khoan chạy tới xuýt xoa hoặc làm những điều tương tự mà hãy để bé tự đứng dạy và đi tiếp. Bởi khi nhận được sự dỗ dành của ba mẹ, bé sẽ cảm thấy mình được bao bọc, dần dần dẫn đến sự dựa dẫm và ỷ lại ba mẹ. Việc kiên trì sẽ giúp bé làm được nhiều việc và trở nên thành công, và ba mẹ hãy chỉ giúp đỡ khi trẻ thật sự cần sự hỗ trợ của ba mẹ.
Hãy cùng con chơi các trò chơi giúp tự tin hơn (đóng kịch, múa hát,…)
Một phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả không kém là ba mẹ hãy cùng con tham gia các trò chơi. Giống như người lớn, khi chúng ta giỏi và thường xuyên chiến thắng trong một trò chơi nào đó, chúng ta sẽ rất tự tin. Các bé cũng vậy, ba mẹ nên dành thời gian để cùng con chơi nhiều loại trò chơi khác nhau. Qua đó, ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sở thích và thế mạnh của con trong từng trò chơi.
Ba mẹ có thể cùng bé tham gia các trò chơi đóng vai nhiều nhân vật, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và những tình huống ý nghĩa, như trò chơi đóng kịch. Hơn nữa, việc cho bé tham gia các trò chơi có nhiều bạn sẽ tạo cơ hội cho bé làm quen và giao tiếp với nhiều người, giúp bé trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.
Ba mẹ hãy là tấm gương cho con học hỏi
Trong các phương pháp dạy trẻ nhút nhát, ba mẹ là những người thân cận nhất với bé, có vai trò quan trọng trong việc bé hình thành nhân cách, đạo đức và nhân cách của mình.
Ba mẹ là tấm gương phản chiếu cho trẻ, và hầu hết những lời nói và hành động của trẻ đều bắt chước từ ba mẹ và những người lớn xung quanh. Trẻ em rất hứng thú với việc khám phá và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, do còn ngây thơ nên trẻ chưa thể tự phân biệt rõ điều gì là đúng để làm theo và điều gì là sai cần tránh. Vậy nên ba mẹ cần làm tấm gương trong mọi hành động, lời nói để bé học theo và noi theo.
Lời kết
Bài viết trên đay chia sẻ về những phương pháp dạy trẻ nhút nhát mà ba mẹ có thể tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ là hữu ích khi ba mẹ muốn con trở nên tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống.
Ba mẹ có thể tham khảo bài viết về Kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học