Khi ba mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý của con theo từng giai đoạn tuổi, ba mẹ sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy con. Vậy tâm lý trẻ 4-5 tuổi là như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Học viện Anh ngữ Enspire để hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ nhé.
GIÁ TRỊ MỚI HẤP DẪN - HỌC HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI
Cùng bé HỌC MÀ CHƠI - GIỎI 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH với chương trình đạo tạo chuẩn Quốc tế của Enspire. Đặc biệt! Trong tháng này tặng ngay suất học Enspire Class - Lớp học chuyên đề cùng giáo viên trong nước và quốc tế giúp trẻ học tốt, ba mẹ đồng hành hiệu quả. ĐĂNG KÝ NGAY!
Tìm hiểu về tâm lý trẻ 4-5 tuổi
Quá trình phát triển và hình thành tâm lý của con người diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời, từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành và già đi. Hôm nay, Enspire sẽ chia sẻ với bạn đọc về những đặc điểm tâm lý trẻ 4-5 tuổi, cụ thể như sau:
Trẻ đã nhận thức rõ hơn về cái tôi
“Cái tôi” tức là sự nhận thức của con người về giá trị, nhân phẩm, tư cách và vai trò của chính bản thân mình trong xã hội. Có thể nói đó chính là cốt lõi tính cách của một người và ai cũng cần phải được thể hiện “cái tôi” của mình ra bên ngoài.
Khi trẻ tới độ tuổi 4-5, bắt đầu hình thành “cái tôi” và dần phát triển để giúp các bé có nhận thức rõ ràng hơn về sự riêng biệt của mình đối với những người xung quanh. Qua đó, trẻ sẽ từng bước phát triển và ổn định tính cách của mình, biểu hiện rõ ràng sự yêu thích hay không thích trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Ở giai đoạn này, có thể nhận thấy trẻ hay có những cảm xúc bất chợt, hay khóc lóc, ăn vạ hoặc có những hành động chống đối khi không có được điều mình muốn. Bên cạnh đó, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chê trách, đánh giá phán xét hoặc so sánh từ mọi người xung quanh. Vậy nên, ba mẹ cần hành xử tinh tế trong quá trình nuôi dạy con, không nên đả kích hay so sánh con với những bé xung quanh để tránh được tình trạng áp lực lứa tuổi.
Những cảm xúc được bộc lộ rõ hơn
Đối với tâm lý trẻ 4-5 tuổi, các bé bắt đầu có sự bộc lộ cảm xúc rõ ràng và mãnh liệt hơn. Cụ thể là ba mẹ có thể quan sát thấy bé thường thân thiết và gần gữi hơn với những người mà các bé yêu quý. Và ngược lại, trẻ sẽ có xu hướng chống đối, tránh xa những người bé có ấn tượng xấu hoặc không gần gũi.
Bên cạnh đó, những cảm xúc theo từng giới tính của bé ở độ tuổi này có sự thay đổi. Ví dụ như các bé gái sẽ nhẹ nhàng khéo léo hơn, thích chơi những đồ chơi dành cho con gái như búp bê, công chúa,…Các bé trai thì năng động, nghịch ngợm hơn với sở thích về các trò chơi mạo hiểm,…
Học làm người lớn
Tâm lý trẻ 4-5 tuổi là thích bắt chước, học theo những câu nói, những hành động và những cử chỉ của người lớn, đặc biệt là bắt chước những người bé yêu quý. Bé có thể sẽ đóng vai các nhân vật trong truyện, trên phim hoặc đóng vai ba mẹ trong các trò chơi,…
Ở độ tuổi này, khả năng ghi nhớ của bé rất nhanh và lâu về những sự vật, những hiện tượng mà các bé quan sát thấy. Vì vậy, thời điểm này là phù hợp để bé phát triển ngôn ngữ, đồng thời có thể phát triển được tốt các tiềm năng vốn có.
Mong muốn được công nhận
Tâm lý trẻ 4-5 tuổi thường mong muốn có sự công nhận và nghe những lời khen ngợi từ mọi người xung quanh. Giai đoạn này, trẻ sẽ trở nên độc lập và tự chủ trong việc sinh hoạt thường ngày sẽ có những ý thích cá nhân riêng biệt. Vậy nên, bé mong muốn được mọi người công nhận. Ví dụ như, bé sẽ thấy vui hơn và tích cực hơn khi nhận được lời động viên, khen ngợi của ba mẹ về việc tự giác đánh răng,…
Bên cạnh đó, tâm lý trẻ 4-5 tuổi có sự tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Bé thường đưa ra nhiều những câu hỏi hoặc hay kể cho ba mẹ về những trải nghiệm trong ngày và muốn có được sự lắng nghe từ ba mẹ.
Trẻ có tính tự lập hơn
Tâm lý trẻ 4-5 tuổi thường có mong muốn sống tự lập và tự mình thực hiện nhiều công việc cá nhân như tự ăn, tự tắm, tự chọn quần áo,…
Các bé muốn mọi người xung quanh nhận thấy rằng mình đã lớn và có thể làm được mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ. Đây là một sự phát triển tích cực mà các bậc phụ huynh nên khuyến khích để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn.
Ban đầu, trẻ có thể còn vụng về và không thực hiện đúng theo mong đợi của người lớn. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần kiên nhẫn và bền bỉ hướng dẫn, khích lệ trẻ để giúp các bé hoàn thiện kỹ năng, đồng thời động viên để trẻ có thêm động lực và trưởng thành hơn mỗi ngày.
Lời kết
Tâm lý trẻ 4-5 tuổi trở nên phức tạp hơn so với giai đoạn trước. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực và ổn định hơn.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về: Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi