Giai đoạn 5 – 6 tuổi là thời điểm được coi là bước ngoặt của trẻ chuyển từ giai đoạn mầm non sang giai đoạn tiểu học. Chính vì thế, tâm sinh lý của giai đoạn tuổi này có nhiều thay đổi chuyển biến mà ba mẹ cần phải nắm được. Bài viết dưới đây của Học viện Anh ngữ Enspire sẽ phân tích những đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi giúp ba mẹ hiểu con và lựa chọn đúng phương pháp nuôi dạy con.

GIÁ TRỊ MỚI HẤP DẪN - HỌC HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI

Cùng bé HỌC MÀ CHƠI - GIỎI 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH với chương trình đạo tạo chuẩn Quốc tế của Enspire. Đặc biệt! Trong tháng này tặng ngay suất học Enspire Class - Lớp học chuyên đề cùng giáo viên trong nước và quốc tế giúp trẻ học tốt, ba mẹ đồng hành hiệu quả. ĐĂNG KÝ NGAY!

học viện anh ngữ enspire

BÉ MỚI BẮT ĐẦU
(3 - 6 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE
(6 - 12 tuổi)

Chi tiết
học viện anh ngữ enspire

BÉ HỌC NÂNG CAO
(Liên hệ)

Chi tiết

Những điển hình về đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi ba mẹ cần lưu ý 

Để giúp ba mẹ hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi và chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất, ba mẹ có thể tham khảo một số những đặc điểm tâm lý nổi bật của lứa tuổi này như sau:

Trí tưởng tượng phát triển

Đối với trẻ từ 0 đến 6 tuổi, trí tưởng tượng và sự sáng tạo phát triển rất nhanh. Đặc biệt là ở trẻ 5-6 tuổi, khi đã có sự hoàn thiện về ngôn ngữ, kỹ năng và thể chất, trẻ có khả năng tưởng tượng rất tốt. Nếu cha mẹ hướng dẫn và phát triển đúng cách, họ có thể tạo điều kiện để trẻ thực hiện những điều không thể.
Trẻ 5-6 tuổi đã có nhận thức về các khái niệm cơ bản như thiện, ác, tốt, xấu. Các bé thích nghe câu chuyện cổ tích về những nhân vật trong trí tưởng tượng mà cha mẹ thường kể trước khi đi ngủ. Tâm lý của trẻ 5-6 tuổi thường thích làm nhân vật có tính cách tốt như hoàng tử, nhà vua, công chúa,… Trẻ hoàn toàn có thể tự kể một câu chuyện tự nghĩ ra cho mọi người nghe.
Do đó, để phát triển trí tưởng tượng của trẻ, khi trẻ kể chuyện hoặc muốn chơi cùng, cha mẹ nên dành thời gian cùng con. Điều này là cách tốt nhất để cải thiện trí tưởng tượng của trẻ mỗi ngày.
dac-diem-tam-ly-cua-tre-5-6-tuoi
Trí tưởng tượng của trẻ từ 5-6 tuổi phát triển

Bắt đầu có nỗi sợ về bóng tối và con vật

Ba mẹ có con ở độ tuổi này cần lưu ý vì các bé thường sẽ sợ động vật và bóng tối. Trẻ sẽ bắt đầu có tâm lý cảnh giác với các nỗi sợ ở độ tuổi này. Những nỗi sợ này xuất phát từ việc ba mẹ hoặc những người xung quanh thường đưa ra để dọa bé khiến bé có cảm giác sợ hãi trong bóng tối hoặc trước các con vật.

Để khắc phục điều này là hãy cho bé bắt đầu tập ngủ riêng để đối mặt với nỗi sợ. Có thể cho bé tiếp xúc và chơi với một số con vật bé sợ để cho bé thấy con vật không hề đáng sợ và dần dần sẽ trở nên yêu thích những con vật đó.

be-so-bong-toi
Cho bé tập ngủ riêng để đối mặt với nỗi sợ bóng tối

Hình thành tính cách ích kỷ

Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi thường thấy là bé bắt đầu có sự nhận thức về việc sở hữu cá nhân, và thường ích kỷ hơn so với các độ tuổi khác. Ở độ tuổi này, trẻ đã lớn hơn và nhận thức rõ ràng hơn về việc sở hữu, vì vậy bé thường không muốn chia sẻ đồ dùng cá nhân cho người khác, thậm chí là người thân trong gia đình.

Bé ở độ tuổi này hay giữ đồ của mình và không muốn cho ai bất kỳ thứ gì. Điều này vừa tốt vừa xấu, mặt tốt là bé có lòng tự trọng và ý thức tốt, mặt khác nó có thể hình thành tính cách sau này biến bé thành một người ích kỷ, hẹp hòi. Ba mẹ cần hiểu và cân bằng tính cách cho con càng sớm càng tốt để rèn cho bé sự cởi mở, thân thiện, tránh bị mọi người xa lánh khi đến trường hoặc ở nhà.

Bé có sự ghen tỵ và ganh đua

Một điều tiếp theo về tâm lý của bé 5-6 tuổi là sẽ hình thành sự ghen tỵ và ganh đua với người khác. Đặc điểm tâm lý này xuất phát từ ý thức về cái tôi quá cao của bé, trẻ trở nên ích kỷ nên có xu hướng ghen tỵ, ganh đua với mọi người thân, bạn bè xung quanh. Bé nào có anh chị em thì khi ở nhà sẽ ghen tỵ với anh chị em về cách đối xử của ba mẹ dành cho bé. Còn khi ở trường thì bé sẽ ganh đua với bạn bè học chung lớp.

Khi bé ra ngoài đường hoặc đi học trên trường, nếu bắt gặp bạn nào đó có một món đồ bé thích nhưng bé không có thì khi về nhà bé sẽ đòi hỏi ba mẹ mua để không thua kém bạn bè. Tâm lý này thường thấy ở những bạn nhỏ được bố mẹ chiều hoặc là con một.

Ba mẹ cần điều chỉnh và cân bằng các hành vi của bé từ việc đối xử công bằng với các con trong nhà. Khi ở trường các thầy cô cũng nên đối xử công bằng với các bé để tránh tính ganh đua vá sự ghen tỵ xuất hiện trong tâm lý trẻ 5-6 tuổi.

Bé trở nên nhõng nhẽo

Điều tiếp theo mà ba mẹ cần chú ý khi chăm sóc và nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi là bé rất hay nhõng nhẽo. Đặc biệt là với các bé quen được nuông chiều hoặc là con một, bé thường hay nhõng nhẽo đòi hỏi, muốn được đáp ứng mọi yêu cầu ngay lập tức.

Đối với các trường hợp này, ba mẹ phải dứt khoát nghiêm khắc để bé xác định được đâu là giới hạn. Nếu vẫn tiếp diễn sự nhõng nhẽo, ba mẹ phải có biện pháp mạnh mẽ cứng rắn hơn, đưa ra mức kỉ luật rõ ràng khi bé vượt quá giới hạn. Ba mẹ hãy điều chỉnh từ từ để con lớn hơn, tránh đòi hỏi nhõng nhẽo nhiều sẽ trở nên hư trẻ.

dac-diem-tam-ly-nhong-nheo
Ba mẹ cần có biện pháp cứng rắn mạnh mẽ khi bé trở nên đòi hỏi nhõng nhẽo

Đọc thêm bài viết liên quan: Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em – cha mẹ lưu ý kỹ

Môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi

Khi đã hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi, ba mẹ cũng cần tìm hiểu thêm về những môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Cụ thể như sau:

Môi trường tại gia đình

Gia đình luôn là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách của trẻ. Nếu gia đình tốt, có một nền tảng vững chắc, điều này sẽ giúp hình thành cho trẻ một tâm lý ổn định, tự tin và hạnh phúc. Khi gia đình tích cực, trẻ sẽ trở nên vui vẻ, linh hoạt, thông minh và thành công hơn trong tương lai cuộc sống.

Tâm lý của trẻ hình thành phần lớn thông qua mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, điều kiện kinh tế, thái độ của người thân đối với trẻ, cách cư xử của các thành viên, và cách giao tiếp của người thân. Nếu gia đình tỏ ra tích cực, trẻ sẽ nhận được năng lượng tích cực và niềm vui từ đó phát triển tốt hơn. Điều này giúp trẻ tự tin, linh hoạt và sáng suốt hơn.

Khám phá đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi giúp ba mẹ hiểu con hơn 1
Môi trường gia đình ảnh hưởng phần lớn tới sự phát triển tâm lý của trẻ

Môi trường lớp học, trường học 

Ngoài thời gian sinh hoạt tại gia đình thì phần lớn thời gian ban ngày bé ở lớp với thầy cô và các bạn học, điều đó thể hiện rằng môi trường tại trường học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các đặc điểm tâm lý trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy, ba mẹ nên lựa chọn một môi trường học chất lượng, giáo viên tận tâm thì con sẽ tiếp thu được nhiều năng lượng tốt.

Và ngược lại, nếu ba mẹ lựa chọn môi trường học tập cho bé xuất hiện nhiều tiêu cực, chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng nhiều tới tâm lý trẻ mỗi khi đi học. Lớp học vui vẻ, cô giáo tận tâm thì bé sẽ muốn đi học, còn với các lớp học mà mỗi lần đi học bé đều sợ hãi, chán nản thì bé sẽ khó chịu khi phải tới trường. Bởi giai đoạn tuổi này nếu bé không thích tới trường, ba mẹ cũng sẽ rất khó bắt buộc.

Lời kết 

Bài viết trên là những chia sẻ về đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi và môi trường ảnh hưởng tới tâm lý đó. Mong rằng bài viết sẽ giúp ba mẹ hiểu tâm lý của bé ở giai đoạn tuổi này và sáng suốt lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất nuôi dưỡng trẻ lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: 6 cách hiệu quả để phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận