Khi tổ chức bài bản, phương pháp dạy học theo nhóm có thể phát huy tính tích cực và trách nhiệm, đồng thời phát triển năng lực làm việc hợp tác và giao tiếp của học sinh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng Học viện Anh ngữ Enspire tìm hiểu thông tin chi tiết bên dưới nhé!
Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp dành cho các bạn học sinh được cùng tham gia tích cực vào quá trình học tập. Đó là cơ hội cho trẻ được tự do chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng đưa ra những ý kiến để giải quyết những vấn đề trong bài học. Đây cũng là cơ hội để trẻ được tương tác, học hỏi lẫn nhau để cùng giải quyết vấn đề chung. Khi học theo nhóm, các học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ, có trách nhiệm về một mục tiêu chính, phân công mỗi người từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung đó.
Quy trình khi dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm thường chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 học sinh. Dựa trên mục tiêu của mỗi môn học, các nhóm có thể ổn định trong suốt quá trình học hoặc thay đổi tùy theo hoạt động của môn học, với các nhóm có thể nhận cùng một chủ đề hoặc các chủ đề khác nhau.
Cấu trúc của phương pháp dạy học theo nhóm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, đặt vấn đề và giao nhiệm vụ.
- Tổ chức các nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể và quy định thời gian làm việc.
- Cung cấp hướng dẫn chi tiết nếu cần thiết.
Bước 2: Làm việc nhóm
- Lập kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu học tập.
- Thống nhất nội quy làm việc trong nhóm.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, mỗi cá nhân làm việc độc lập.
- Thảo luận, trao đổi ý kiến trong nhóm.
- Chọn đại diện để trình bày kết quả của nhóm.
Bước 3: Thảo luận chung và tổng kết
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và tóm tắt những điểm chính.
- Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đặt câu hỏi và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá từng nhóm và kết luận bài học, đồng thời đưa ra định hướng cho bài học tiếp theo.
Lợi ích khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm
Khi học theo nhóm, trẻ có thể phát triển tiềm năng của mình theo nhiều cách:
- Bày tỏ quan điểm cá nhân: Học sinh dễ dàng chia sẻ quan điểm, thảo luận và tìm ra giải pháp tối ưu cho các nhiệm vụ, giúp họ tiếp nhận tri thức một cách tích cực, tăng cường khả năng tư duy, khoa học và phán đoán.
- Phân công nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm chủ động phân công nhiệm vụ. Do đồng trang lứa, học sinh dễ dàng chia sẻ kiến thức và cùng nhau xây dựng bài học trên tinh thần học hỏi lẫn nhau, giúp kiến thức trở nên sâu sắc và dễ nhớ hơn. Học sinh cũng cảm thấy hài lòng khi đóng góp vào thành công chung của lớp học.
- Tự tin và hòa nhập: Những học sinh nhút nhát trở nên dạn dĩ hơn khi được tự do bày tỏ quan điểm, giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng, tăng sự tự tin và hứng thú trong học tập cũng như cuộc sống.
- Kỹ năng xã hội: Kinh nghiệm xã hội của học sinh được phong phú hơn, tăng cường kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm.
Hạn chế khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm
Một số trẻ có tính cách nhút nhát sẽ không thích tham gia các hoạt động nhóm. Vậy nên khi học theo nhóm nếu giáo viên không giám sát và có sự phân công hợp lý sẽ dẫn đến việc một số thành viên trong nhóm tham gia trao đổi, còn một số người khác không đóng góp vào hoạt động nhóm đó.
Thảo luận quá nhiều có thể gây mất tập trung hoặc dẫn đến xung đột nghiêm trọng giữa các thành viên trong nhóm, do đó, thời gian chuẩn bị nên kéo dài hơn. Trong các lớp học đông học sinh, việc tổ chức thảo luận chiếm nhiều không gian, gây khó khăn cho việc di chuyển. Sự chia sẻ và thảo luận cũng có thể dẫn đến mất trật tự, ồn ào, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và các lớp học khác.
Khi nào nên áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm
Hãy chỉ nên áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm với các hoạt động thực sự cần phối hợp nhóm, mang lại hiệu quả tốt hơn khi hoạt động cá nhân.
Hãy đặt ra các câu hỏi sau trước khi quyết định tổ chức hoạt động nhóm như:
- Chủ đề này có phù hợp để làm việc nhóm không?
- Nên giao cho các nhóm nhiệm vụ giống nhau hay riêng biệt?
- Học sinh có đủ kiến thức nền tảng để giải quyết vấn đề không?
- Nên phân công nhiệm vụ cá nhân như thế nào?
- Tiêu chí nào để phân nhóm?
- Cách tổ chức không gian hoạt động như thế nào?
Lời kết
Bài viết trên của học viện Anh ngữ Enspire đã chia sẻ về phương pháp dạy học theo nhóm. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, các thầy cô có thể lựa chọn được phương pháp học phù hợp để áp dụng cho các bạn học sinh.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non