Các phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm đã được nhiều phụ huynh quan tâm trong nhiều năm qua. Đây chính là nền tảng để trẻ có thể tiếp cận với nhiều kiến thức trong những năm đầu đời. Có nên hay không dạy trẻ biết đọc sớm? Và nên dạy trẻ đọc thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng học viện Anh ngữ Enspire tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những lợi ích khi dạy trẻ biết đọc sớm

Không chỉ giúp trẻ cải thiện được kỹ năng đọc và khả năng nói, việc dạy trẻ biết đọc sớm mang lại nhiều lợi ích như:

  • Não bộ được kích thích phát triển: Nhờ sự phát triển của não bộ nhanh chóng, khả năng học hỏi của trẻ vô cùng tốt khi ở giai đoạn 2 tuổi. Vậy nên, khi cho trẻ học đọc sớm sẽ tác động lớn đến não bộ cùng các chức năng liên quan.
  • Tạo dựng đam mê đọc sách cho trẻ: Khi trẻ được thường xuyên tiếp xúc với sách và duy trì việc đọc sẽ dần hình thành sự yêu thích đọc sách cho trẻ. Đây cũng tạo nên một nền tảng tốt cho sự khám phá và nghiên cứu nhiều điều mới cho trẻ sau này.
  • Nền tảng để học tập tốt: Khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ cũng sẽ trở nên nhanh hơn các bạn bè đồng trang lứa nếu trẻ biết đọc từ sớm. Đó cũng là lợi thế khi trẻ học thêm ngôn ngữ khác.
day-tre-biet-doc-som
Trẻ biết đọc sớm mang lại nhiều lợi ích

Những cơ sở để phụ huynh dạy trẻ biết đọc sớm

Nhiều ba mẹ băn khoan không biết có nên dạy con học đọc sớm không khi con còn nhỏ. Tuy vậy, xét ở nhiều góc độ khác, trẻ hoàn toàn có thể học những điều mà ba mẹ chỉ dạy, tất cả cần phải thực hiện đúng cách. Những cơ sở dưới đây sẽ khiến ba mẹ yên tâm khi muốn áp dụng phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm.

Về mặt khoa học

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ dưới 1 tuổi phát triển não bộ nhanh nhất trong đời, từ 25% so với người lớn lúc sinh, đến 50% lúc 6 tháng và 75% lúc 1 tuổi. Từ 1-2 tuổi, não bộ chỉ phát triển thêm 5%, và đến 6 tuổi thì tương đương người trưởng thành. Các tế bào thần kinh cũng phát triển mạnh mẽ, nên việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy.

Ba mẹ có thể xem thêm bài viết về Não trẻ phát triển như thế nào?

Về mặt tâm lý

Trong những năm đầu đời, trẻ khám phá thế giới xung quanh qua việc nghe, nhìn, sờ, ngửi, và nếm. Đây được gọi là giai đoạn tìm hiểu không lựa chọn. Việc dạy trẻ đọc sớm là cách tận dụng giai đoạn này để giúp trẻ trải nghiệm và ghi nhớ mọi thứ một cách tự nhiên. Dần dần, trẻ sẽ phát triển khả năng ghi nhớ có ý thức và bắt đầu học cách tư duy đơn giản.

Về mặt khả năng

Nhà giáo dục Nhật Bản Makoto Shichida từng nói rằng mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là thiên tài. Trong giai đoạn từ 0 đến 36 tháng, trẻ có khả năng ghi nhớ tốt nhất mà không cần tuân theo bất kỳ quy tắc suy luận nào. Lúc này, não bộ của trẻ ghi nhớ những thông tin mà chúng thấy hứng thú và được lặp lại nhiều lần. Do đó, nếu ba mẹ có phương pháp dạy đúng, trẻ có thể học đọc từ sớm.

Về mặt giáo dục

Việc biết đọc sớm tạo nền tảng giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. Đọc sách không chỉ mở rộng vốn từ vựng mà còn rèn luyện sự kiên nhẫn và tập trung. Khi trẻ biết đọc sớm, chúng sẽ tự tin hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới ở lớp học.

Lợi ích và các phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm 1
Đọc sớm giúp trẻ tăng khả năng từ vựng

Những phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm hiệu quả nhất

Khi dạy trẻ biết đọc sớm không có nghĩa là bắt một đứa bé 3 tuổi đọc nhanh, lưu loát một đoạn văn dài mà nó phải tùy thuộc vào sự phát triển, khả năng cả trẻ. Ba mẹ hãy hướng dẫn con từ từ bắt đầu từ nhận biết mặt chữ, đọc các từ đơn từ ghép, sau đó sẽ tăng dần độ khó. Ba mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau đây về phương pháp dạy con biết đọc sớm:

Cho con đọc sách hàng ngày

Ba mẹ có thể dạy trẻ biết đọc sớm từ khi trẻ còn sơ sinh. Ba mẹ hãy nằm cạnh trẻ và đọc sách cho bé nghe. Hãy chọn những quyển sách có ít chữ, nhiều hình minh họa, khi đọc hãy chỉ vào các hình minh họa cho trẻ quan sát. Khi trẻ còn sơ sinh, ba mẹ hãy thường xuyên đọc sách cho bé 3-4 lần 1 ngày. Những quyển sách đọc cho bé khoảng 2-4 trang nên cũng không mất nhiều thời gian của ba mẹ.

Khi trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ bắt đầu hóng hớt, quan sát và theo dõi cách ngón tay của bạn khi chỉ vào sách. Khi lớn hơn 1 chút nữa, trẻ có thể mấp máy miệng và học theo phát âm của ba hoặc mẹ. Ba mẹ có thể lựa chọn một số loại sách cho trẻ dễ đọc như sách truyện thiếu nhi, thơ, bài hát,…

Lúc trẻ biết ngồi thường sẽ kém tập trung hơn. Tuy vậy bạn vẫn cần phải duy trì việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày. Khi con lớn, biết đọc chữ, có thể thay phiên nhau đọc các trang sách để tăng sự hào hứng đọc sách cho trẻ.

Lợi ích và các phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm 2
Ba mẹ hãy thường xuyên cùng trẻ đọc sách

Phương pháp đặt câu hỏi cho trẻ

Nếu chỉ cho trẻ đọc đơn thuần trẻ sẽ không hiểu được rõ ràng mọi thứ. Khi đọc sách cùng trẻ, ba mẹ có thể đặt ra các câu hỏi tương tác theo câu chuyện như: “Con mèo ở đâu? Bạn đó đang làm gì?”… Những câu hỏi tương tác đó sẽ giúp trẻ tăng khả năng suy luận, tăng tư duy và nhớ được lâu hơn.

Không tạo áp lực cho con

Một yếu tố quan trọng nhất khi ba mẹ dạy trẻ biết đọc sớm đó chính là vai trò của ba mẹ. Ba mẹ cần có sự kiên trì chỉ dẫn và cùng con học, không nên tạo sự ép buộc cho trẻ. Điều đặc biệt là cần phải tôn trọng sở thích của trẻ về cuốn sách để trẻ hào hứng, vui vẻ khi đọc sách. Dần dần ba mẹ sẽ khéo léo đan xen các chủ đề sách khác để trẻ dần làm quen. Luôn cần có sự nhẫn nại và thời gian trong mọi việc, đặc biệt là với những đứa trẻ đang khám phá những điều mới lạ xung quanh.

Lợi ích và các phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm 3
Ba hãy để để bé có một tâm lý thoải mái khi đọc

Lời kết

Với những phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm được giới thiệu, mong rằng ba mẹ đã có thêm thông tin để khởi đầu hành trình giáo dục sớm tại nhà. Hãy theo dõi các bài viết khác trên Enspire để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con thú vị khác nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về Những câu chuyện bằng tiếng Anh cho trẻ em


Warning: Undefined variable $meta_text in /home/enspire/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/content-single.php on line 59
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments