Trong guồng quay cuộc sống hối hả ngày nay, nhiều phụ huynh đối diện với những thách thức lớn trong việc quản lý công việc, gia đình và con cái. Vì vậy, việc học làm cha mẹ để hiểu rõ và áp dụng những nguyên tắc cơ bản của việc làm cha mẹ không chỉ giúp họ trở thành những phụ huynh xuất sắc mà còn giữ cho gia đình luôn hạnh phúc, trẻ nhỏ có môi trường phát triển tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Enspire khám phá những điều quan trọng nhất trong hành trình học cách làm cha mẹ hiệu quả để trở thành bậc cha mẹ lý tưởng cho con.

Tầm quan trọng của học làm cha mẹ

Tầm quan trọng của làm cha mẹ là không thể phủ nhận, chẳng những ở khía cạnh nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục những đứa con dứt ruột của mình mà còn ở khía cạnh nền tảng cho sự phát triển của cá nhân, xã hội. Làm cha mẹ là thiên chức tự nhiên, sứ mệnh cao cả từ thủa sơ khai của con người. Với sự thôi thúc từ đáy lòng, cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình.

Vậy nên, một gia đình mạnh mẽ, ấm áp và hạnh phúc bắt nguồn từ những bậc cha mẹ biết cân bằng giữa công việc cá nhân, gia đình và cả bản thân. Sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của một gia đình vững chắc. Chính vì thế phụ huynh cần học làm cha mẹ hiệu quả để vừa giữ vai trò như người chỉ đường cho con vừa là những người trực tiếp học hỏi để trở thành bạn đồng hành của con, xây dựng gia đình hạnh phúc.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 1
Học làm cha mẹ để xây dựng gia đình hạnh phúc

5 điều quan trọng của việc học làm cha mẹ

Hiểu rõ về vai trò của bậc làm cha mẹ

Rất nhiều phụ huynh VIệt Nam vẫn đang hiểu lầm về vai trò của bậc cha mẹ đối với sự phát triển của con cái, với lối suy nghĩ áp đặt, cho rằng “cha mẹ luôn đúng” để giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ là việc làm sai lầm. Việc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” đã là ở quá khứ rất lâu về trước, phụ huynh ngày nay không nên vạch đường sẵn cho con mà chỉ nên là người chỉ đường, bạn đồng hành cùng con đồng thời là nguồn động viên, lý do để con cái tin tưởng vào bản thân.

Phụ huynh cũng cần hạ thấp cái tôi của mình, nhìn nhận sâu vào trẻ, tìm hiểu tâm lý và nguyên nhân dẫn đến hành động của trẻ. Đừng vội trách mắng khi bé không theo ý mình, nếu bé không muốn ăn cơm, đừng ép buộc bé ngồi vào bàn ăn. Hãy tìm hiểu lý do đằng sau đó một cách nhẹ nhàng, tôn trọng mong muốn cá nhân của con nếu nó chính đáng và từ từ giải thích cho con hiểu nếu điều đó sai lầm. Bạn không thể hiện cái tôi quá lớn của mình, bé cũng sẽ cảm nhận được và hiểu ra điểm sai của bản thân. Từ đó mâu thuẫn sẽ dẫn hạ xuống, cha mẹ và con cái có thể hiểu nhau hơn.

Xây dựng mối quan hệ gia đình

Cùng con xây dựng ký ức hạnh phúc

Trẻ luôn cần những ký ức, quãng thời gian hạnh phúc trong cuộc đời để góp phần nhìn nhận, đánh giá thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có nhiều ký ức hạnh phúc sẽ trưởng thành với cái nhìn tốt lành và hài lòng với cuộc sống hơn những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh không may. Chúng hướng đến góc nhìn tích cực hơn về cuộc sống và có khả năng đương đầu với căng thẳng tốt hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ như vậy sẽ hiếm khi bị mắc bệnh hay gặp tổn thương về tinh thần và có xu hướng xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người xung quanh.

Luôn thể hiện tình yêu

Thể hiện tình yêu thương với trẻ thường xuyên giúp hình thành và củng cố sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, con cái cảm thấy được bảo vệ hơn. Từ đó, trẻ sẽ giảm khả năng mắc những vấn đề về tâm lý, những hành vi cư xử không phải phép, giúp chúng có cảm giác an toàn, có chỗ dựa để đối mặt với căng thẳng. Bằng cách xây dựng thói quen này, phụ huynh đã bước một bước tiến lớn trong hành hình học làm cha mẹ hiệu quả, từ đó cũng dạy cho trẻ cách thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, sẻ chia với mọi người. Hình thành một thói quen sống lành mạnh và xây dựng những mối quan hệ bền vững sau này cho trẻ.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 2
Cha mẹ lý tưởng sẽ luôn muốn thể hiện tình yêu của mình với con

Dành thời gian chất lượng với con cái

Để xây dựng mối quan hệ gia đình ấm êm, cha mẹ cần dành thời gian chất lượng để thấu hiểu, kết nối, tạo ra thời gian đáng nhớ cùng trẻ. Thời gian chất lượng không nhất thiết phải vào những dịp đặc biệt, cha mẹ cần sắp xếp thời gian một cách thông minh và tận dụng mọi cơ hội dành thời gian cho con và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc tới con.

Enspire gợi ý một số hoạt động dành thời gian chất lượng cho con: cha mẹ đơn giản là tham gia vào các hoạt động vui chơi, nấu ăn cùng nhau, hoặc thậm chí là ngồi lại nghe con cái kể chuyện đã diễn ra trong ngày của chúng,… Mọi khoảnh khắc này đều đáng trân trọng và giúp củng cố mối quan hệ với con để hoàn thành trọng trách trở thành bậc cha mẹ tốt.

Cha mẹ cũng cần có cuộc sống của riêng mình

Cha mẹ thường dành hầu hết toàn thời gian và sức lực của họ cho con cái và nghĩ rằng mình đã là bậc phụ huynh hiệu quả. Nhưng thực ra, cha mẹ nên có cuộc sống riêng của mình. Điều này đồng thời cũng cho trẻ một không gian riêng tư. Một số cha mẹ thể hiện hành vi sở hữu hoặc kiểm soát quá mức, không thể rời mắt ra khiến trẻ cảm thấy áp lực khi trưởng thành. Vậy nên, thay vì bám sát con cái và để bản thân dậm châm tại chỗ, cha mẹ nên có cuộc sống của riêng mình để nỗ lực học tập những giá trị mới mỗi ngày, cải thiện bản thân trở thành tấm gương cho con noi theo.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 3
Cha mẹ cũng cần thời gian riêng của bân thân mình

Mối quan hệ gia đình là nền tảng quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Để trở thành người cha mẹ lý tưởng, hãy cùng con xây dựng một môi trường gia đình hạnh phúc và bền vững, nơi mà tình yêu thương luôn tràn đầy và sự thấu hiểu lẫn nhau được đặt lên hàng đầu.

Học cách lắng nghe, hiểu thấu và tôn trọng con cái

Ý nghĩa của học cách lắng nghe, hiểu thấu và tôn trọng con cái

Làm một bậc cha mẹ, việc lắng nghe trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lắng nghe con không những là việc nghe những gì con cái nói, mà còn là việc tôn trọng, chân thành quan tâm sâu sắc và hiểu biết về con. Tạo một không gian an toàn cho con cái chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm hồn nhiên của mình mà không sợ bị đánh giá, chê bai, phê phán. Tạo nên một môi trường giao tiếp lành mạnh, mỗi thành viên đều được quan tâm, cha mẹ hiểu rõ hơn về nhu cầu của con cái, từ đó hỗ trợ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện trong cuộc sống.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 4
Cha mẹ ngồi xuống lắng nghe sẽ tạo môi trường tốt nhất hỗ trợ con

Dạy trẻ sống thật với cảm xúc của chính mình

Một trong những điều cần thiết trong học cách làm cha mẹ là dạy trẻ về quản lý cảm xúc. Cha mẹ thường khuyến khích những cảm xúc tích cực và cố gắng giấu đi những cảm xúc tiêu cực của trẻ, cho rằng cần phải xoa dịu hoặc dỗ dành con ngừng ngay khi khóc. Tuy nhiên, bỏ qua những cảm xúc tiêu cực hôm nay, chúng vẫn sẽ tồn tại mà không hề biến mất. Thay vào đó, hãy dạy trẻ chấp nhận cảm xúc thật của bản thân, buồn bã, khóc hay tức giận là bình thường. Quan trọng hơn là phải dạy trẻ hiểu được nguyên nhân những cảm xúc đó ập đến và cách để quản trị cảm xúc, thể hiện nó một cách lành mạnh.

Thúc đẩy sự phát triển con người thật và khuyến khích sở thích của trẻ

Làm cha mẹ tốt không nên kìm hãm con trẻ, cũng đừng cố biến chúng thành một con người khác mà bản thân mong muốn. Thật hạn chế việc so sánh trẻ với “con nhà người ta” và hy vọng chúng sẽ đạt được những thành tựu như thế. Thực tế, việc này là sai lầm, gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con và vô hình gây ra sự bực bội, đặt áp lực lên vai trẻ. Trong nhiều trường hợp, việc đó còn làm trẻ trở nên thiếu tự tin vào bản thân và hình thành lòng đố kỵ. Thay vào đó, phụ huynh nên tôn trọng, khuyến khích bé với sở thích và đam mê của chính mình, để trẻ trở thành con người thật bản thân chúng mong muốn trên cơ sở là những điều tốt đẹp.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 5
Làm cha mẹ không nên ép trẻ theo mong muốn của riêng mình

Ai cũng muốn cảm xúc, những điều mình thích được tôn trọng, lắng nghe, ngay cả trẻ con cũng vậy. Là một bậc phụ huynh tốt, cha mẹ không nên áp đặt những tiêu chuẩn mong muốn của mình vào con, đồng thời tôn trọng cảm xúc của trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Đặt kỳ vọng đúng về con

Cho con đủ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi

Nhiều bậc phụ huynh vì muốn tương lai con thật thành công nên đã lấp đầy thời khóa biểu của trẻ bằng nhiều hoạt động: học thêm tiếng nước ngoài, nhạc cụ, hay nhảy múa đều giúp cho sự phát triển của con trẻ nhưng không phải ép chúng học quá nhiều từ sớm. Trẻ con cần có thời gian vui chơi, giải trí với đồng bạn. Việc đặt nhiều áp lực vào con quá sớm chỉ khiến mọi thứ phản tác dụng. Thay vào đó, cha mẹ nên sắp xếp thời gian biểu hòa hợp giữa học và chơi cho con.

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HỌC LÀM CHA MẸ 6
Đặt áp lực quá lớn lên trẻ sẽ gây ra những ảnh hưởng tâm lý xấu cho con

Quan tâm nỗ lực hơn hiệu quả

Đôi khi, cuộc sống không đi theo những gì mà ta muốn, có những lúc trẻ đạt được với những kết quả không may mặc dù đã cố gắng rất nhiều. Những lúc này, cha mẹ đừng quá thất vọng, thay vào đó hãy ở bên động viên để không tuyệt vọng vì thất bại, dạy trẻ rằng thất bại không phải kết quả của sự yếu kém mà đó là bài học mới, thách thức để phát triển trong tương lai. Dành sự quan tâm đến những nỗ lực cũng như công nhận những cố gắng của trẻ dù thất bại sẽ trở thành ngọn hải đăng chỉ lối cho trẻ vững bước trong tương lai.

Đừng cố gắng trở thành cha mẹ hoàn hảo

Cuối cùng, làm cha mẹ hoàn hảo là điều khó khăn mà ai cũng mong muốn đạt được để con cái hạnh phúc. Tuy nhiên, con người không có ai là hoàn hảo cả. Thay vì đặt ra những tiêu chuẩn không thể đạt được cho chính bậc cha mẹ, để rồi cảm thấy tự trách vì không đáp ứng được những kỳ vọng bản thân tự đặt nặng lên mình, cuối cùng dẫn đến tâm trạng không tốt và dần hủy hoại mối quan hệ với con. Hãy đừng quá khắt khe với bản thân để có thể trang bị tinh thần tốt nhất cho hành trình học cách làm cha mẹ lý tưởng.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Sự phát triển của trẻ 3 tuổi

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận